HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

Thursday, July 26, 2012

HỒ CHÍ MINH MYTHS AND MASKS I *HO CHI MINH 'S CHILDHOOD

                                        
 CHAPTER I


HO CHI MINH 'S CHILDHOOD  


I. NGUYỄN TẤT THÀNH'S FAMILY

Ho Chi Minh' s real name was Nguyen Tat Thanh (1890-1969), born on May 19, 1890, in the village of Kim Lien, Central Vietnam. His father was Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929), in 1901, he was successful in passing the official governmentexamination and received title "Phó bảng" (Doctorate of the additional list, or sous docteur) .

Vietnamese communist said that Nguyễn Sinh Sắc "had resigned in protest against French domination of his country". ( Ho Chi Minh, Selected Works (Hanoi, 1960-1962), Vol. 2 - HCM, VII ). It is not true. While the true patriots such as Phan Bội Châu, Phan Chu Trịnh, Ngô Đức Kế, Nguyễn Thượng Hiền... resigned in protest against French, but Nguyễn Sinh Sắc did not. After his graduation, in May 1906, he went to Hue and worked for the Ministry of Rites (Thừa biện bộ Lễ). Vietnamese communist also said that Nguyễn Sinh Sắc slighted the way of the mandarin. For him, it is  the way of slave. After graduation, he became a mandarin of low rank, and always expressed his revolt against the colonialists, therefore he was dismissed"(HCM, I). 

If Nguyễn Sinh Sắc disdained mandarin, why did he work for the Ministry of Rites in Hue?
Some communists said that Nguyễn Sinh Sắc was warned because of his sons' attending the revolt against Taxes of  the peasants in the Central Vietnam in 1908. It is not true because in 1909, Nguyễn Sinh Sắc was promoted the head of district of Binh Khê ( tri huyện Bình Khê) in Quy Nhơn. In Bình Khê district, Nguyễn Sinh Sắc  put the end to his career of mandarin when he was drunk, he ordered the solders beating a man until death. He was fired because of his guilty of manslaughter, not by his patriotism.

According to Vũ Ngự Chiêu, the French document on January 1910 noted that Nguyễn Sinh Huy was suspended his position because of his "alcoholism and cruelty towards people". In  May 19th, he was imprisoned, and in August, 1910, he was absolved, but fired. (HCM, LXXXIV).
Nguyễn Sinh Sắc was addicted to drink. When he was drunk, he always beat his daughter, Nguyễn Thị Thanh, therefore she left Hue and her father to come back to Nghệ An.(Daniel Hémery.HCM,  LXXII).
According to Wikipedia and Duiker, Nguyễn’s father, Nguyễn Sinh Sắc, was a Confucian scholar and teacher, and later an imperial magistrate in the small remote district of Binh Khe (Qui Nhơn). He was demoted for abuse of power after an influential local figure died several days after receiving 100 strokes of the cane as punishment for an infraction  (HCM. I).

Although Hoàng Tùng, a Communist of high ranking cadre, defended Nguyễn Sinh Sắc, but he recognized Nguyễn Sinh Sắc 's guilty of manslaughter.( HOÀNG TÙNG * HỒI KÝ   )

A communist cadre, Trần Minh Siêu in his work entitled " The Members in the Ho's Family" confessed that by Võ Văn Kiệt 's help, he had  the document of Nguyễn Sinh Sắc so he could publish his book, and speak the truth.(HCM, CXXXII)

Acording to Trần Quốc Vượng, in his work entitled "TRONG CÕI, ch.XV. (In the World), it was rumored in Nghệ An that Nguyễn Sinh Sắc was not the son of Nguyễn Sinh Nhậm. He was the son out of wedlock of Hồ Sĩ Tạo, a native of  Quỳnh Đôi village, Quỳnh Lưu district ,  Nghệ An province. Hồ Sĩ Tạo (1841- ? was a Confucian, had passed the local examination, and received the title " cử nhân" (B.A). He was a private teacher working at the family of Hà Văn Cẩn, a rich peasant in Nam Đàn district. Hồ Sĩ Tạo loved Hà Thị Hy, the daughter of the this rich peasant, but when she was  pregnant, Hồ Sĩ Tạo quit. It was the shame for family Hà, therefore his father married her to Nguyễn Sinh Nhậm, an old and poor man.
 

In this work,Trần Quốc Vượng stated that before Nguyễn Sinh Sắc passing the Royal Palace examination, Hồ Sĩ Tạo supported him to enter Quốc Tử Giám (Royal  University of Capital Huế). It is not impossible. Nguyễn Sinh Sắc was not ineligible for Royal University, or College of Administration (trường Hậu Bổ)  because Nguyễn Sinh Nhậm was not a high ranking mandarin and Hồ Sĩ Tạo was not his formal father. Moreover, Hồ Sĩ Tạo was not a senior mandarin, and he retired so early. According to Vũ Ngự Chiêu, during that time, Nguyễn Sinh Sắc worked for Bùi Quang Chiêu before he worked for the Ministry of Rites (HCM, LXXXIV). 
According to History of Vietnamese Communist Party, his older sister Nguyễn Thị Thanh and his older brother Nguyễn Sinh Khiêm were the compatriots, they  joined the revolutionary movement therefore they were arrested by the French colonialists.(HCM, I)
The Vietnamese Police Document stated that Nguyễn Sinh Khiêm was born in 1888, and was imprisoned many times by French colonialists. On August 16, 1941, he was released from the prison in Vinh  (HCM, CXXXVI)

According to Sơn Tùng, a passionate communist in Việt Nam, wrote that after the departure of Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954), and Nguyễn Tất Khiêm (1888–1950) were  imprisoned and tortured. The French policemen poisoned  Nguyễn Tất Khiêm, as a result, he became issueless, and  they burn  Nguyễn Thị Thanh's genitals, consequently, she could not get married. (HCM, CLIII)

But in fact, Nguyễn Thị Thanh and Nguyễn Sinh Khiêm cooporated with French. Nguyễn Thị Thanh was a clerk in the French Army (HCM, III), and Nguyễn Tất Khiêm worked at the French Resident Superior in Huế (HCM CXXXV;  (HCM, XLII). He was not an isueless and poor person. He had his houses in Nghệ An, and  in Huế (HCM, XV). Some one sai that he had a house in Hanoi but in 1945-1946, Ho Chí Minh did not visit him. He had many wives and many children, but they died in their infancy (HCM, CLII) . He had at least one daughter, whose name was  Marilyn Mai Nguyễn  (HCM, XV).
Nguyễn Sinh Khiêm died in 1950 but nobody knew the raison of his death. Nguyễn Thị Thanh was killed in 1954 by being acused "landlord" in "Land Reform" in Nghệ An.

Ho Chi Minh and his men tried to build a revolutionary family, but in vain. Every member in Ho Chi Minh 's family corporated with French. So did Nguyễn Tất Thành when he sent his letters to French authorities.

II . NGUYỄN TẤT THÀNH'S  EDUCATION

About 1900,  Vietnam had two systems of education: the old system and the new system. The old system was the system of Chinese characters, and the new system was the system which was influenced by French education. In the new system, students had to study French, and Quốc Ngữ (The modern Vietnamese writing system based on the Roman alphabet). Nguyễn Tất Thành anh his brother studied Chinese with his father. Nguyễn Sinh Sắc was a private teacher at the rich family, and he had to travel from district to district, and from province to province. Hence, his sons followed him everywhere.
In most public and private schools, education is divided into three levels: 
-elementary school, (tiểu học)
-middle school (Cao đẳng tiểu học or Trung học đệ nhất cấp, or cấp hai (communist education) sometimes called junior high school),
-high school (sometimes referred to as secondary education-Trung học đệ nhị cấp, or cấp ba (Communist system).
After pre-kindergarten and kindergarten, there are six years in primary school (normally known as elementary school). After completing five grades, the student will enter junior high or middle school and then high school to get the high school diploma.
Vietnamese elementary education consisted of six years as French and USA's system, and could devide into two stages:
1. Elementary

(1)-Cours Enfantin ( Lớp Đồng Ấu, or lớp Năm)
(2)- Cours Preparatoire (Lớp Dự Bị or lớp Tư)
(3)-Cours Elementaire (Lớp Sơ Đẳng or lớp Ba)
2. Primary

4-Cours Moyen Première Année (Lớp Nhì Năm thứ nhất )
5-Cours Moyen Deuxième Année (Lớp Nhì Năm thứ hai )
6-Cours Supérieur (Lớp Nhất ).

According to History of Vietnamese Communist Party, in September 1905, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Tất Đạt entered the first class (cours préparatoire ) of elementary school in Vinh.
-In 1906, Nguyễn Sinh Huy went to Huế to work for the Ministry of Rites, Nguyễn Tất Thành and Nguyễn Tất Đạt followed his father, and continued his education  at the first class of the elementary school in Huế in September, 1906. Hence, it seemed that Nguyễn Tất Thành and Nguyễn Sinh Khiêm began their elementary education in  September 1906. September 1907, they attended the second class (cours élémentaire).(HCM, I)

The communist document stated that in April,1908, Nguyễn Tất Thành and Nguyễn Tất Đạt attended the meeting of the peasants in Center Vietnam revolting against taxes. And August, 1908, he entered Quốc Học School. (HCM, I)


According to Wikipedia, Quốc Học is a senior high school in Huế, Thua Thien - Hue, Vietnam, founded on October 23, 1896.(1)
Nguyễn Tất Thành began his education in 1906, hence in1912 he would finish his elementary education. After finishing his elementary education, he had to pass an examination to receive his Certificat d'Études Primaire Complémentaire Indochinoise (Certificate of Primary Education). Quốc Học was a High School In 1908, Nguyễn Tất Thành could not enter Quốc Học High School because he did not finish his elementary education. Moreover, if he was punished by meeting the peasants revolt, he could not enter Quốc Học School.
According to Vietnamese  Communist history, in 1909, he  followed his father to Bình Định, and continued his education at the cours supérieur of the Elementary School, in Quy Nhơn. In June 1910, he finished his elementary education.(HCM, I).
While Wikipedia told that Nguyễn Tất Thành finished his elementery in 1907, but Vietnamese Communist Party History said in 1910.
If he finished his elementary education in 1010, he  could not register in Quốc Học high school in 1908. If he finished his primary education in 1907, he did not need to go to the elementary school in Quy Nhơn.
In Phan Thiết, Nguyễn Tất Thành was a "moniteur" at Dục Thanh School. In French, "moniteur" is a teacher of sports".
 Although Nguyễn Sinh Sắc was a Confucian, he did not have the revolutionary spirit like Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Nguyễn Thượng Hiền. He followed the career of mandarin until he was fired because of his "alcoholism and cruelty towards people". He liked to work for French, and he wanted his sons following his way. Unlike his contemporary Confucians, he pushed his sons pursue the new education like Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Phạm Duy Khiêm when many students who had the same age of Nguyễn Tất Thành such as Tản Đà (1889-1939), Phan Khôi ( 1887-1959), Nguyễn Sĩ Giác ( 1888-197?), Bùi Kỷ (1888-1960) continued the old education. 

In a word, before 1911, Nguyễn Tất Thành did not finish his elementary education, and when he went to Phan Thiết, he worked for the Dục Thanh school, as a  "moniteur", a teacher of sports.

The monarchy and the capitalism focused on the education when the communism highlighted the workers and disdained the intellectuals.  In USSR, Lenin and Stalin killed and expelled them. So did Vietnam and China. They neglected education, and they looked upon the intellectuals, why did they try to embellish Nguyễn Tất Thành, in changing him from a primary school boy into an intellectual ?
Nguyễn Sinh Sắc was an alcoholic and a bad mandarin, he was not a compatriot. Following the
communist social classification, Nguyễn Sinh Sắc belonged to the feudal class, the enemy of the People, why did they say that he was a compatriot when he kill and imprison a lot of  the mandarins of the Nguyen Dynasty? 
Although we did know much about Nguyễn Sinh Khiêm and Nguyễn Thị Thanh, but around 1915, both of them worked for French , and at that time, Nguyễn Tất Thành also looked for a position in French government. They never revolted against French colonialism.


III. NGUYỄN TẤT THÀNH'S BIRTHDAY, AND HIS NAMES
When he left Vietnam, Nguyễn Tất Thành became another man, a man of hundred faces. 
He had many birthdays.According to Nguyễn Thế Anh, the birthdays of Nguyễn Tất Thành were: 1892; 15-1- 1895;  19-5-1890 (HCM, XX)
Wikipedia stated that he had 5 birthdays:
-In his resumé, his birthday was 19-5-1890.
-In 1911, in a letter asking for the Colonial School, he said he was born in 1892.
-In 1920, at a French Police Office in Paris, he confessed that his birthday was 15-1-1894.-Document of French "Deuxième Bureau" in 1931, stated that he was born in April 1894.-In 1923 in the USSR Consulat in Germany, he confessed that he was born in 15 February 1895.
History of Vietnamese Communist Party wrote that in 1905, he began his study at the Elementary School in Vinh, and he said that when I was thirteen year old, it was the first time I heard the words Freedom, Equality and Fraternity.(HCM, I)
Hence, we can say that he was born around 1892.

According to Wikipedia, Nguyễn Tất Thành had about 60 names and alias.
Hồ Chí Minh; C.M.Hồ; Nguyễn Ái Quốc; Bác Hồ; Chú Nguyễn; Culixe; Lê Thanh Long;Loo Shing Yan:Trầm Lam;Tuyết Lan;Việt Hồng...
Hoàng Anh Tuấn, stated that Ho Chi Minh had 174 names and alias. (HCM, IV)

Generally, the writers have some pen names, but Ho Chi Minh had so much alias. He had so many faces consequently he needed a lot of masks in according with his faces and his roles. He was a man of darkness.


___


(1). Trần Bích San. Thi Cử và Giáo Dục.http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=278&Itemid=49


HO CHI MINH, MYTHS AND MASKS



NGUYỄN THIÊN THỤ



HO CHI MINH, MYTHS AND MASKS









GIA HỘI  ©  2012



Foreword

Ho Chi Minh was an important person in Vietnamese history. Many scholars have studied his life and works, and expressed their different ideas about him. Some scholars praised while others criticized. I also have my opinion.
After finished my "Documents of HochiMinh" consisted of 154 articles, I begin to write a book entitled "HO CHI MINH MYTHS AND MASKS" to present my ideas to the readers.

It is very difficult to study Vietnamese contemporain history. Communists never tell the truth, they always enlarge the picture of their party and their leader. The communist strategy  is to tell lie because Lenin taught his followers: " A lie told often enough becomes the truth". Many years have passed, many communist works have published, and a number of people became blind.  
Communists made the myths and brought the masks on the stage of history.  If a scholar believes in the communist cadres, his work would become the garbage.

 This book is a synthesis of  the  scholars ' research and my political experiences in Vietnam. It is story of  truth because I love Keats's poetry, I love truth  - "Beauty is truth, truth beauty".
I hope this book can lead you to a new horizon.

Ottawa, July 26th, 2012
Nguyễn Thiên Thụ

CONTENTS
 Foreword
 Chapter I. Ho Chi Minh's childhood
Chapter II.Myth of a patriot
Chapter III.Who was Nguyễn Ái Quốc?
Chapter IV. Who was Ho Chi Minh?
Chapter V.Who betrayed Phan Bội Châu?
Chapter VI.Myth of an ascetic
Chapter VII. Myth of a powerful leader
Chapter VIII. Myth of a modest leader
Chapterr IX. Mask of a nationalist
Chapter X. Reality of a slave
Chapter XI. Reality of Ho Chi Minh's morality and thoughts
 

HỒ CHÍ MINH XII * KẾT LUẬN



CHƯƠNG XII

KẾT LUẬN

Qua thực tiễn lịch sử và các cuộc nghiên cứu, ta có những nhận định sau:
1.Cộng sản là một Tổ chức quốc tế to lớn, chiếm một nửa diện tích và dân số thế giới.
2. Cộng sản quốc tế là một thứ thực dân, đế quốc trang bị bằng chủ thuyết Mac, nhân danh giải phóng giai cấp để xâm lược các nước bằng ý thức hệ cộng sản, bằng thủ đoạn tuyên truyền và khủng bố. Việc nước Nga thâu tóm các nước nhỏ thành liên bang Xô Viết, và việc xâm chiếm Đông Âu, việc Trung Quốc chiếm Tây Tạng, Mông Cổ, lấn chiếm Việt Nam và lăm le chiếm 80% biển Đông là những minh chứng rõ rệt về dã tâm xâm luợc của cộng sản. 
3.Cộng sản là một tổ chức quốc tế, theo chủ nghĩa quốc tế vô sản, hoàn toàn khác với chủ nghĩa quốc gia. Thực ra vấn đề vô cùng phức tạp. Trong khi các đảng viên, các đảng tại các nước phải tuân lệnh quốc tế, đặt quyền lợi quốc tế trên hết, gạt bỏ tinh thần quốc gia,  thì các nước lớn thâu tóm các đảng nhỏ, quốc gia nhỏ, biến họ thành tay sai của nước lớn. Như vậy danh nghĩa quốc tế chỉ là một hư danh, thực danh là đế quốc cộng sản.
4. Chủ nghĩa Mác với khẩu hiệu tranh đấu cho vô sản, cho công bình xã hội nhưng xã hội Pháp, Nga, Trung Quốc, Việt Nam ở thế kỷ 18-19, đại đa số là nông dân, và nhóm lãnh đạo cộng sản đa số là trí thức con nhà phong kiến, tư bản, it ai là công nhân. Nay thì đảng viên cộng sản gộc cùng vợ con, anh em trở thành tư bản đỏ còn dân chúng khốn khổ, bị đánh bị giết, bị tù tội, bị đói khổ, bị cướp mọi quyền tự do dân chủ, bị mất nhà mất đất.
5.HCM theo đệ tam quốc tế, làm tay sai cho quốc tế nhưng lại dùng nhãn hiệu quốc gia để lừa bịp lòng yêu nước của những người non dạ.
6. Đảng cộng sản Việt Nam và HCM đã tuyên truyền, quảng cáo cho HCM thành một con người tài giỏi, được quốc tế kính trọng, là một con người sống độc thân, hy sinh hạnh phúc bản thân cho dân tộc, bản chất của ông khiêm tốn giản dị, tiết kiệm...
Nhưng tất cả những điều trên là phóng đại quá mức, là hoàn toàn tô vẽ sai sự thực. HCM chưa học hết tiểu học, không đủ điều kiện học trường Quốc Học. Ông là một kẻ gian manh, đã lấy danh hiệu "Nguyễn Ái Quốc" cho riêng ông, bởi vì các bản văn do Nguyễn Ái Quốc viết là do tập thể nhóm người Việt yêu nước ở Pháp như Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Tạ Thu Thâu... là những áng văn chương tuyệt diệu của các tiến sĩ Luật khoa, cử nhân văn chương và triết lý viết để tranh đấu cho Việt Nam Độc lập Nguyễn Tất Thành là kẻ tiếm danh, sau này đảng Cộng sản Việt Nam lấy tất cả các bài viết của Nguyễn Ái Quốc đều cho là của HCM. Thực chất HCM không viết và nói được tiếng Pháp thông thạo trôi chảy. Tiếng Pháp của HCM là tiếng bồi.
7. Nguyễn Tất Thành lấy danh Nguyễn Ái Quốc để hoạt động tại Pháp rồi sang Nga năm 1923  làm tay sai cho đệ tam quốc tế. Năm 1924, ông sang Trung Quốc ở dưới trướng của Bododin, thay tên đổi họ. Ông đã là một kẻ bán nước, phản dân khi bán Phan Bội Châu và các đảng viên quốc gia yêu nước. Ông lại tiếm danh Hồ Chí Minh và Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hội của Hồ Học Lãm, phá hoại các đảng phái quốc gia.
8. Ông bắt tay với Mỹ, được Mỹ giúp đỡ vũ khí trong 1945, ông thu nạp người Nhật, ông bắt tay với Pháp tàn sát các đảng viên quốc gia năm 1946. Ông ký hiệp ước sơ bộ đưa Pháp trở lại Việt Nam, ông cầu khẩn Mỹ giúp đỡ ông, nhưng người Mỹ từ chối vì thấy bản chất gian xảo tráo trở của ông và chủ trương thâm độc của cộng sản.
9.Suốt cuộc đờiHCM là những màn gian trá, quỷ quyệt, chuyên lửa nhân dân ta và nhân dân thế giới. Ông luôn tuyên bố hy sinh hạnh phúc gia đình cho sựn nghiệp giải phóng quốc gia. Nghe ra cao cả nhưng thực tế ông có nhiều vợ, nhiều con. Suốt đời, ông là khách chơi qua đường, không chịu trách nhiệm bổn phận người chồng, người cha. Ông còn nhẫn tâm giết Nông Thị Xuân và chị em của bà này vì bà đòi hỏi chánh đáng là HCM phải công nhận bà là vợ! Như vậy, HCM là một tên yêu râu xanh, phạm tội giết vợ!
10.Ông kêu gọi đoàn kết dân tộc nhưng ông đã mạnh tay thủ tiêu các đảng phái và tôn giáo và những người yêu nước như Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Tạ Thu Thâu, Huỳnh Phú Sổ... và vu khống đủ thứ tội cho họ mục đích chỉ là giành độc độc quyền yêu nước cho đảng cộng sản...
11.HCM bán Phan Bội Châu là phạm tội lừa thầy phản chủ. Ông dâng Trường Sa, Hoàng Sa, ông nhắm mắt cho Trung Cộng xâm chiếm biên cương, như vậy ông là kẻ bán nước trong khi ông luôn miệng cứu nước, thương dân và kết tội Bảo Đại và Ngô Đình Diệm tay sai Pháp, Mỹ.
12. HCM làm tay sai cho Nga Tàu, nhắm mắt thi hành các lệnh của Nga Tàu như CCRĐ, Cải Tạo Công Thương Nghiệp và chỉnh đốn đảng, giết oan hàng vạn nông dân nghèo, hàng vạn đảng viên có công kháng chiến, và gây đau khổ cho hàng triệu binh sĩ phải bỏ mình trên chiến trường,hoặc bị tàn phế, gây khốn khổ cho hàng chục triệu nông dân, công nhân phải chịu bệnh tật, đói rét trong các nông trường, công trường và HTX. 
13. HCM và cộng sản Việt Nam luôn theo chủ trương sùng bái cá nhân, đề cao lãnh tụ dù lãnh tụ dốt nát, tham dâm và tàn ác. HCM không có đạo đức cũng không có tư tưởng gì đặc sắc để xứng đáng đề cao. Ông là kẻ đạo văn, là kẻ tiếm danh, thiếu đạo đức của nhà văn, nhà chính trị. Ông cũng phạm tội giết vợ, bỏ rơi con cái, bán nước hại dân. Vì những lý do trên, việc đề cao đạo đức và tư tưởng HCM là một điều vô nghĩa. Việc làm lăng mộ ông là một điều xa xỉ trong khi cộng sản ca tụng HCM là con người tiết kiệm. Ông khoe khoang, kiêu căng, tự mình ca tụng mình, dám so sánh ông với vua Hùng và Trần Hưng Đạo. Ông ngạo mạn coi khinh Phật và Chúa, ông bắt người ta gọi ông bằng bác, ông ngoài năm mươi mà dám xưng là cha già dân tộc...Tất cả cho thấy ông không khiêm tốn như ông tự nói.
14 . Cộng sản sống bằng dối trá và tàn ác. Ngay tự ban đầu, HCM và đảng Cộng sản hình thành bằng những âm mưu xảo quyệt như bán Phan Bội Châu, chia rẽ, xâm nhập và phá hoại hàng ngũ quốc gia. HCM và đảng Cộng sản Việt Nam ban đầu là một tổ chức xã hội đen, một tổ chức khủng bố, họ đã tống tiền nhà giàu, và áp dụng các chính sách tàn bạo khủng bố nhân dân và đảng viên như việc Tôn Đức Thắng giết hại Lê Văn Phát một cách dã man(1), việc đảng Cộng sản khi thẩm vấn  đã chôn sống đảng viên vì người ấy nói Trần Văn Giàu là lãnh tụ cộng sản(2).Muốn đề cao lãnh tụ và đảng, họ đã tuyên truyền dối trá và hành động gian xảo. Họ khủng bố cho dân và đảng viên sợ mà tuân lệnh. HCM, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn đã giết những đảng viên đệ tứ như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Sô, Lê NGọc, Lê Văn Hương và đảng viên các đảng Quốc gia như Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Huỳnh Phú Sổ...Trong buổi phỏng vấn ngày 25 tháng 6 năm 1946, Hồ Chí Minh đã trả lời đảng viên Xã hội Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: Ce fut un patriote et nous le pleurons... Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés (Tạ Thu Thâu là một nhà ái quốc, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất... Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt). 

Họ giết hại, các đảng phái Quốc gia như trong vụ Ôn Như hầu; giết dân lành gồm đàn bà, trẻ con, người già như  vụ thảm sát Quỳnh Lưu; giết nông dân nghèo và đảng viên cán bộ cộng sản như trongCCRĐ, Cải tạo công thương nghiệp, Chỉnh đốn đảng, giết tập thể dân chúng như vụ mậu thân Huế, vụ hè đỏ lửa dọc đường Quảng trị.

15.HCM để lại một nền chính trị độc tài,phi dân chủ, một chế độ bóc lột và khinh miệt nhân dân, một tổ chức tham nhũng, tàn bạo, và một quốc gia suy đồi về văn hóa, giáo dục, chính trị, đạo đức, đang ở trên đà suy thoái và bị Trung Cộng xâm lược.

Tất cả những tội lỗi đó, HCM và đảng cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm. HCM là kẻ bị nhân dân nguyền rủa chứ không phải đề cao như bọn cộng sản hiện nay đang huyênh hoang tuyên truyền. Ngày phán xét cuối cùng sẽ đến.

____
 
(1).Trong đêm 8 rạng ngày 9 tháng 12 năm 1928, một vụ ám sát quá cổ hủ thô bạo đã diễn ra trong giữa phân bộ Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ở Nam Kỳ. Lê Văn Phát (bí danh Mỹ, Lang) bị đồng chí kết án tử hình vì tội phản bội, theo điều lệ của đảng, vì anh ta "ve vãn người chị em của chúng ta là Thị Nhứt". Tội của Phát là "không gạt bỏ tình riêng để toàn tâm toàn ý phục vụ cách mạng". Ba người trong số các đồng chí trẻ nhất của Phát (23, 24 và 26 tuổi) phải thi hành án quyết đã được tòa án cách mạng chuẩn y. Tôn Đức Thắng chủ trì tòa án, lúc đó 40 tuổi, đứng đầu kỳ bộ. Vì đâu, (vì tự ái, vì ghen tương?) án quyết thủ tiêu một đồng chí không tương xứng với "lỗi lầm", bí mật ấy vẫn âm u trong bóng tối.


Một vụ sát nhân chính thức, ba nạn nhân cùng một lúc, đáp lại vụ ám sát trên: Tòa đại hình Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1930 kết án tử hình ba người thi hành án quyết trên kia. Tòa chỉ tuyên phạt Tôn Đức Thắng (người sau này kế vị chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969) 20 năm tù khổ sai, và Phạm Văn Đồng (về sau là thủ tướng của chính phủ Hồ Chí Minh) 10 năm tù cấm cố. Hai mươi ba người khác trong phân bộ phải chịu án tù tổng cộng 100 năm. Phân bộ Thanh Niên Nam Kỳ hoàn toàn tan vỡ.


Hai năm năm tháng sau vụ ám sát, trong hoành cảnh phong trào nông dân thoái trào và thời kỳ khủng bố trắng, bọn cầm quyền bí mật chuẩn bị hành quyết những người bị kết án tử trong đêm 20 rạng ngày 21 tháng 5 năm 1931.


Máy chém dựng sồ sộ trước cổng Khám Lớn Sài Gòn, lính cảnh sát xếp hàng dày đặc ngăn đón các con đường, chánh sở mật thám có mặt tại đó, tay lăm lăm khẩu súng lục. Vào lúc bốn giờ sáng, ba cái đầu người cách mạng trẻ tuổi rơi xuống sau tiếng hô cuối cùng "Đả đảo đế quốc Pháp".


Trong giờ liền theo đó trong Khám Lớn, tù chính trị - kể cả tù đàn bà - nổi lên phản đối: "Đả đảo khủng bố trắng! Đả đảo đế quốc Pháp!", rùm lên náo động cả châu thành. Nước vòi rồng chữa lữa tưới ngộp những người tù phản kháng, bọn ngục tốt táo bạo đánh đập họ, cùm chân họ vào khoen sắt.


Sử chính thức cùng truyện ký về lãnh tụ không bao giờ nhắc lại vụ sát nhân thô bỉ. Nó có thể làm lu mờ hình ảnh "người anh hùng Hắc Hải", Tôn Đức Thắng được phong danh hiệu như vậy để kỷ niệm cuộc nổi dậy tháng 4 năm 1919 trên chiến hạm Pháp mà người dân thuộc địa là Tôn Đức Thắng được đội thủy thủ Pháp chỉ định kéo lá cờ đỏ thượng lên.


Nếu ai muốn biết rõ hơn, thì đây:


Sáng ngày 9 tháng 12 năm 1928, mật thám phát hiện trong sân đàng sau căn phố số 5 đường Bacbiê, Sài Gòn, một xác người đàn ông đã bị biến dạng, mặt và tóc cháy xém, tay bị trói quặt sau lưng, họng bị cắt, ngực bị đâm hai chỗ.


Sau này người ta được biết người bị ám sát là Lê Văn Phát, đã từng là đại biểu đi dự Đại Hội lâm thời của Thanh Niên ở Hương Cảng. Sinh tại tỉnh Bến Tre, Phát làm thầy thuốc và cũng là hương lễ, một hương chức trông coi việc tế tự ở làng. Khi trở về Sài Gòn vào tháng 6 với danh nghĩa đại diện của Tổng Bộ bên cạnh Kỳ bộ Nam Kỳ - Kỳ bộ từ trước đến giờ do Tôn Đức Thắng chỉ huy. Thắng là người lớn tuổi hơn hết trong nhóm. Phát bị tòa án cách mạng do Tôn Đức Thắng chủ trì, xét xử bí mật và kết án tử hình vắng mặt. Người ta kết tội Phát "lạm dụng quyền hành do chức vụ đảng giao phó để hãm hiếp một nữ đồng chí."


Dù cho có những hình phạt nghiêm khắc theo như điều lệ qui định - mà Nguyễn Đình Tú phải nhớ kỹ khi gia nhập Thanh Niên năm 1926 - thì một hành vi không trong sáng (như uống rượu, cờ bạc, hay lui tới nhà điếm, cưới xin ngoài đảng, khước từ hoạt động chiến đấu do lãnh đạo giao phó) sẽ có thể dẫn tới bị khai trừ, chứ không phải tử hình như kẻ phản đảng (trốn sang trại địch, tự động hành động không có chỉ thị làm cho các đồng chí mất an toàn, chậm trễ thi hành chỉ thị, làm lộ bí mật của đảng, âm mưu phá đảng).


Kỳ bộ thành lập một tòa án vào đêm 29 tháng 11 gồm các đảng viên của Kỳ bộ Nam Kỳ và Tỉnh bộ Bến Tre tại nhà Bùi Văn Thêm, số 79 phố Pôlơ Bơlănsy. Trong số các thẩm phán đột xuất này có ba người là Trần Trương, Đặng Văn Sâm, Bùi Văn Thêm đã từng là thợ trong xưởng Kropff, nơi mà Tôn Đức Thắng làm cập rằng; Trần Trương và Nguyễn Tôn Nguyệt là bà con họ hàng với vợ Tôn Đức Thắng. Do đó uy tín của Thắng không phải chỉ vì có tuổi. Trước tiên ba thẩm phán trong phiên tòa đó bỏ phiếu chống tử hình. Nhưng áp lực của đa số là 5 thẩm phán kia làm xiêu lòng 3 người, họ tự lấn áp "tình cảm cá nhân" của mình đúng theo giáo lý (le catéchisme) do Quảng Châu đặt ra.


Trong số các đồng chí của Phát, ai sẽ là người thi hành án? Với nhiệm vụ khủng khiếp này, ba đồng chí trẻ tuổi nhất rút trúng thăm. Đó là Ngô Thiêm, bí thư Kỳ bộ, người Nghệ An; Nguyễn Văn Thinh, bí thư của Lê Văn Phát và là chủ bút tờ Công Nông Binh, sinh ở Gò Công; và Trần Thương, người Mỹ Tho. Họ còn phải đốt mặt Phát làm biến dạng xác chết theo sáng kiến của Thắng.


Sau đó Ngô Thiêm sang ngay Quảng Châu để báo cáo với Tổng bộ, mang theo biên bản của tòa án cách mạng. Tổng bộ phê phán bản án là "không tương xứng với lỗi lầm" rồi tuyên bố giải tán Kỳ bộ Nam Kỳ.


Mười sáu ngày sau vụ ám sát, sở mật thám nhận được tin tức do nhân viên "mật vụ ở nước ngoài" gửi về, nói đến tờ biên bản trên. Từ tháng 2 Tôn Đức Thắng đã bị bắt, rồi trong mùa hè, hơn hai chục chiến sĩ, dù có hay không dính líu tới vụ ám sát, lọt vào tay mật thám.


Một khi phát hiện xác chết, mật thám mở đầu tung mạng lưới bủa giăng vây bắt các tổ chức bí mật. Vì thế không chỉ 8 người mà là 45 người bị cáo phải đồng lượt ra trước tòa đại hình Sài Gòn, người thì bị khép tội "giết người có chủ ý trước", người thì bị cáo "âm mưu phá rối trị an nhà nước". Các trạng sư đề nghị xử riêng hai vụ việc nhưng bị bác bỏ. Tòa chỉ nhượng bộ ở một điểm là: hai vụ việc được xem xét lần lượt, và mỗi phạm nhân sẽ chỉ bị hỏi về những tội trạng mà mình có dính líu thôi. Nhưng dù sao xử án cùng một phiên tòa hai vụ việc hoàn toàn khác nhau cũng có một cái gì đó có tính chất gán ghép xáo trộn cốt để ảnh hưởng dư luận theo chiều hướng chính quyền.


Một năm rưỡi sau vụ ám sát mới đem xét xử, vào ngày 15 tới 19 tháng 7 năm 1930. Bầu không khí xã hội lúc đó đang hừng hực. Phong trào nông dân sôi động ở Nam Kỳ, còn ở Bắc Kỳ, 13 cái đầu của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị rụng dưới máy chém ngày 17 tháng 6 ở Yên Bái.


Theo tờ An Nam Hướng Truyền (Echo Annamite), Tôn Đức Thắng tuyên bố như sau:


"Ngô Thiêm đã dẫn dắt tôi vào hoạt động cách mạng. Tôi gia nhập Hội Thanh Niên Cách Mạng năm 1927. Tôi là đại diện của Tổng bộ Quảng Châu ở Kỳ bộ Nam Kỳ. Những mưu toan của Lang đối với em gái chúng tôi là Thị Nhứt khiến tôi lên án kẻ phạm tội đó. Tôi không hề đứng về phía tán thành cái hình phạt quyết liệt đó. Dù sao tôi cũng vì kỷ luật buộc phải tuân theo đa số. Chính tôi đã ra lệnh cho Thinh làm biến dạng bộ mặt xác chết."


Còn Phạm Văn Đồng, bị tố cáo âm mưu, thì tuyên bố rằng Đại Hội tháng 5 năm 1929 ở Hương Cảng quyết định là các đồng chí có dính líu đến việc thủ tiêu người đại diện của Tổng bộ vẫn có thể tái gia nhập đảng. Còn chính mình ông ông cũng hối tiếc vì thoạt tiên ông tán thành xử tử Phát, vì ông tưởng Phát "sắp phản đảng" (theo nguyên văn).


Từ trong văn bản biện hộ của các trạng sư Giaccôbbi, Lôyơ, Becnaa, Masơ, Đơgơrăn, Ferăn, Pinô, Tavecniê và Cănxenliêri, chúng tôi ghi nhớ lời nhận xét của Cănxenliêri vì nó gợi lại lời nhận xét của Nguyễn An Ninh trước tòa án năm trước:


"Người ta trách cứ những thanh niên này tham gia các hội kín. Thế nhưng những hội kín đó bao giờ cũng vẫn có, bởi lẽ họ những thanh niên này chẳng bao giờ có thể tự do tập hợp với nhau, bởi lẽ họ hiện thân những kẻ bị áp bức. Có một tình thế căng thẳng hiển hiện, nhưng người ta không tìm biện pháp chữa chạy. Cái đó đơn giản thôi, biện pháp đó là ban bố tự do, cái tự do mà chúng tôi đòi hỏi cho họ được hưởng cũng như ta đang được hưởng. Đó là vấn đề của cái nồi hơi và các sú páp an toàn của nó. Hơi nước sôi phải thoát ra, người ta không thể ép nén nó mãi được. Nếu các ông muốn ở đây có hòa bình, trước hết hãy thực hiện công lý, không phải là cứ xây dựng những khám tù mà các ông làm dịu tình hình được. Các ông đã gieo thù hận ở đây, các ông sẽ thu nhận thù hận."


Ngày 18 tháng 7 năm 1930, vào lúc 20 giờ, chủ tịch phiên tòa hạ lệnh "Giải tỏa phòng xử án, còng tay các tù nhân ngay sau khi tuyên án và dẫn chúng đi ngay, từng nhóm nhỏ. "


Án quyết như sau: Tử hình 3 người là Trần Trương, Ngô Thiêm và Nguyễn Văn Thinh.


Tôn Đức Thắng 20 năm khổ sai. Đặng Văn Sâm và Bùi Văn Thêm 10 năm khổ sai. Nguyễn Trung Nguyệt 8 năm khổ sai.


Cấm cố: 23 đảng viên hoặc cảm tình đảng Thanh Niên, trong đó có Phạm Văn Đồng, tổng cộng hơn 100 năm tù, 3 đảng viên Tân Việt(**), trong đó có Võ Công Tôn, nguyên là hội đồng địa hạt Chợ Lớn, cùng bị bắt với Nguyễn An Ninh năm trước; Nguyễn Phương Thảo (sau này tức là Nguyễn Bình, tham gia Việt Minh năm 1945); và Trần Huy Liệu, nhà báo (chuyển theo Cộng Sản ở Côn Nôn, sau này là bộ trưởng trong chính phủ Hồ Chí Minh), tổng cộng 23 năm rưỡi.


Có 4 bị cáo được tha.


Những người bị án tù cấm cố, cũng như những người bị khổ sai, phần lớn đều bị đưa ngay ra nhà ngục Côn Đảo. Chỉ riêng nữ đồng chí Nguyễn Trung Nguyệt ngồi tù 8 năm tại Khám Lớn Sài Gòn.


Người ta sửng sốt vì lứa tuổi trẻ trung của những người bị kết án. Trong mười người thì chín người chỉ có từ 17 đến 28 tuổi; tuy nhiên nhiều người trong số đó đã từng bị kết án tù với thời hạn ngắn. Trong số những người bị kết án chỉ có một người duy nhất làm báo chuyên nghiệp là Trần Huy Liệu, Việt Nam Quốc Dân Đảng, còn bao nhiêu người là thư ký và giáo viên dạy trường tư, như Phạm Văn Đồng, họ tự viết các tờ báo tuyên truyền cổ động. Một số chiến sĩ làm ở bến cảng và xưởng cơ khí Sài Gòn, chúng ta hiếm thấy có thợ thủ công, chỉ nhận ra hai nhà nông, tiểu địa chủ.

(Trích từ "Việt Nam 1920-1945 Cách Mạng Và Phản Cách Mạng Thời Đô Hộ Thuộc Địa" của Ngô Văn, trang 126-131, sách phát hành tại California, Hoa Kỳ, năm 2000)
Hoàng Công Tâm
ddcnd.org
http://ttvnol.com/f_533/1022828
 + Vu án đường Barbier cũng được cộng sản nhắc lại: Cuối năm 1927, Châu Văn Liêm được kết nạp vào tổ chức cộng sản này, đến năm 1928 làm bí tư Tỉnh bộ Long Xuyên. Sau vụ án tại nhà số 5 đường Barbier, Tổng bộ lập Kỳ bộ mới, tháng 3-1929, Châu Văn Liêm được bầu vào Ban thường vụ Kỳ bộ Nam kỳ và được cử đi dự đại hội Thanh niên toàn quốc ở Hương Cảng (Trung Quốc). 
http://www.longan.gov.vn/chinhquyen/sovhtt/Pages/ChauVanLiem.aspx
+Tiểu sử Tôn Đức Thắng có ghi:
Từ năm 1920-1925, ông tham gia lập công hội bí mật ở xưởng đóng tàu Ba Son. Năm 1927, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, giữ chức Ủy viên ban Chấp hành Kì Bộ Nam Kì. Cuối năm 1928, ông bị Pháp bắt nhân vụ án ở đường Barbier - Sài Gòn (nay là đường Thạch Thị Thanh), bị kết án 20 năm khổ sai, lưu đày ra Côn Đảo đến ngày 23-9-1945 mới được trả tự do http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=Ch%E1%BB%A7+t%E1%BB%8Bch+T%C3%B4n+%C4%90%E1%BB%A9c+Th%E1%BA%AFng&type=A0
+ Nguyễn Minh Cần viết về vụ này như sau:Với thực chất đảng-hội kín của những kẻ âm mưu, ÐCSVN đặt ra một thứ kỷ luật sắt vô cùng nghiêm ngặt theo đúng tinh thần của Stalin. Nhiều người mới vào ÐCS thường không hiểu được vì sao lại gọi là "kỷ luật sắt"? Hồi năm1929, đại hội Việt Nam cách mạng thanh niên đồng chí hội (sau này xin viết tắt là Ðồng chí hội), tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam tự đặt cho mình nhiệm vụ "chỉ huy cách mạng Việt Nam... lập vô sản chuyên chính, làm cho cách mạng thế giới chóng thành", đã quy định hình thức "kỷ luật sắt" xử tử đối với các đảng viên phạm một trong những tội như: theo địch, làm hại đến an toàn của đồng chí, cố ý làm sai chỉ thị, mưu phá hoại hội, cố ý làm lộ bí mật (xem: "Lịch sử cận đại Việt Nam". Hà Nội 1963, t.4, tr.204). Ðiều đó chắc ít đảng viên cộng sản ngày nay được biết, cũng như không mấy ai được biết về những vụ xử án tử hình của tổ chức cộng sản đầu tiên ấy ở Việt Nam. Chẳng hạn, "vụ giết người ở đường Barbier, Sài Gòn" (nay là đường Lý Trần Quán, thuộc phường Tân Ðịnh, quận 1) hồi năm 1929 mà nạn nhân là một người lãnh đạo Kỳ bộ Nam Kỳ của Ðồng chí hội bí danh là Lang đã bị Kỳ bộ xử bí mật tuyên án tử hình vì tội "đã cưỡng ép nữ đồng chí Trần Thị Nhất bí danh là Lê Oanh 18 tuổi". Các tội phạm trong vụ giết người này là Tôn Ðức Thắng, Phạm Văn Ðồng, Nguyễn Kim Cương, Nguyễn Duy Trinh, v.v... đã bị Tòa án đại hình Sài Gòn kết án nặng ngày18.7.1930 (tài liệu sưu tầm của nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến). Hồi tháng 4.1994, người viết cũng đã được đọc về vụ án này trên một tài liệu gửi đến QTCS nhan đề "Từ bản cáo trạng của Tổng công tố Sài Gòn chống những bị cáo của vụ án ở đường Barbier" tại RSKHIDNI ở Kho 495, Bảng kê 154, Hồ sơ 564, trang 62-72, trong đó có đưa ra một chi tiết đáng nói ở đây: người bị giết tên là Tan Ðức Toang (vì phiên âm từ tiếng Nga nên chúng tôi không rõ họ Trần hay Tân và tên Toáng hay gì khác), người này đã đánh Tôn Ðức Thắng, nên bị đuổi ra khỏi đảng, sau đó anh ta lập ra tổ chức biệt phái Nam Kỳ Công hội (nếu dịch theo sát tiếng Nga là Liên hiệp nghiệp đoàn Nam Kỳ). Ðó là lý do bị giết. Cũng trên tài liệu này có ghi dòng chữ khó hiểu này: "có chú thích của M (?) - chúng tôi cho rằng cải chính điều bịa đặt của ông công tố về việc phân liệt là thừa". Dù nhìn dưới khía cạnh nào thì vụ án giết người này cũng đã xảy ra thật và những người phạm tội cũng là những con người có thật.


(2). Hoàng Tùng. HỒ CHÍ MINH, TRUNG QUỐC VÀ LIÊN XÔ 
Lúc đầu là Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Sơn, Ly' Ban, Trương Ái Dân, Cao Tử Kiến. Trương Ái Dân trong thời gian kháng chiến chống Pháp làm công tác công vận ở Liên khu III do tôi phụ trách. Đồng chí ấy nói với tôi rằng, sau cuộc khủng bố của Pháp năm 1930-31, đồng chí ấy sang Trung Quốc hoạt động cách mạng, được đi Diên An. Trong cuộc vận động chỉnh phong năm 1942-43, đồng chí ấy bị thẩm vấn lí lịch. Người ta hỏi người đứng đầu Đảng Cộng sản là ai, đồng chí ấy trả lời là Trần Văn Giàu, liền bị chôn một nửa người xuống hố sâu. 

Monday, July 16, 2012

HỒ CHÍ MINH XI * ĐẠO ĐỨC & TƯ TƯỞNG

  
CHƯƠNG XI

ĐẠO ĐỨC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


Đa số đảng viên ca tụng đạo đức và tư tưởng HCM, nhất là sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Việt Nam chạy theo Trung Quốc dổi mới, và họ vứt kinh tế Mác Lê vào sọt rác mà đi theo kinh tế tư bản, mặc dầu họ gọi là " kinh tế định hướng XHCN". Marx nhận định " hạ tầng vật chất quyết định thượng tầng cơ sở". Nay hạ tầng là kinh tế tư bản thì cái thượng tầng là kinh tế Mác Lê sao được? Hơn nữa, xưa nay họ khua chiêng gióng trống chủ nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng, nay sao đột nhiên sụp đổ ngay tại thành trì cách mạng thế giới, quê hương của Lenin? Họ lúng túng. Danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành. Phải đi tìm một cái gì thay thế Karl Marx, Lenin. Họ bèn đem đất sét ra nặn ra một thần tượng mới. 


Bên Liên Xô, Trung Quốc tệ nạn sùng bái cá nhân đã phổ biến. Cộng đảng đề ra "phê và tự phê" nhưng mấy ai thực hiện điều này! Thiên Chúa giáo có nhiều người xưng tội, Phật giáo có nhiều người niệm kinh sám hối, quân chủ có những Ngự sử quan lên tiếng chỉ trích quyền thần và khuyên can vua, tư bản có báo chí vạch trần sai lầm của nhà cầm quyền nhưng trong cộng sản phải ca tụng, nịnh hót đảng. Đảng bách chiến bách thắng, lãnh tụ anh minh thì làm sao có sai lầm. Chủ nghĩa cộng sản tự do vạn lần tư bản sao lại nói là không dân chủ. Ai nói lãnh tụ gian xảo, tàn ác, ai bảo dảng viên tham ô là phản động, là tay sai Mỹ cố ý bôi đen chế độ đẹp nhất trần gian! Thành thử người dân ai lên tiếng chỉ trích, hay biểu tình đòi tự do, phản đối Trung Cộng xâm lược, và đảng hèn hạ. quỵ lụy giặc thì bị bỏ tù, tấm gương Nhân Văn Giai Phẩm và Việt Khang , Thục Vy còn đó. 


Họ ca tụng đạo đức và tư tưởng HCM. Họ mở cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, sẽ bắt đầu từ ngày 3-2-2007 và tổng kết vào ngày 3-2-2011, tức trong bốn năm tròn.


Từ Trần Dân Tiên, HCM đã sùng bái ông, tôn thờ bản thân ông, do vậy mà đàn em hiểu ý ông, cứ phóng đại, tô vẽ lên mặt ông xanh đỏ tím vàng cho mặt ông thêm rực rỡ. Họ bảo ông có tinh thần cách mạng, từ thuở nhỏ đã ra đi tìm đường cứu nước,  hy sinh hạnh phúc gia đình cho nhân dân, ông khiêm tốn, sống đơn giản với đôi dép râu và bộ kaki bạc màu...Nhưng tất cả những lớp vôi xanh đỏ này đã rớt xuống bùn đen qua cơn dông bão làm thần tượng sụp đổ. Thật vậy, đạo đức gì ở một kẻ nói dối? Một kẻ lừa thầy phản bạn? Một kẻ đa sát, đa dâm? 


Họ đang cố viết về " tư tưởng HCM" nhưng quả thật HCM là một tay hoạt động chứ không phải là một nhà tư tưởng, dù là một nhà tư tưởng nhỏ xíu!

Trong xã hội cộng sản có nhiều triết gia.Marx dạy nhân loại tất yếu phải trả qua năm giai đoạn, nhưng Lenin lại bảo có thể tiến lên cộng sản chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Marx cho rằng công nhân là giai cấp tiên tiến nhưng Mao sửa lưng Marx bảo công nông đều là giai cấp tiên phong. Còn Hồ Chí Minh không có tư tưởng gì cả. Ông cam phận học trò bưng tráp cho thầy năm này qua năm khác. Chính HCM đã nhiều lần tự thú là ông không có tư tưởng gì cả.
Trong đại hội tháng 2 năm 1951, Hồ Chi Minh phát biểu: "Về lý luận, đảng Lao Ðộng Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin...lấy tư tưởng Mao Trạch Ðông làm kim chỉ nam", và ông nói:"Không, tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác- Lê nin."(1) 
 Một lần khác, có người đã hỏi HCM tại sao ông  không viết sách về lý thuyết cộng sản, thì ông trả lời ông không cần viết, vì đã có Mao Trạch Ðông viết rồi.(2) 
Trả lời thế là đúng, vì ông không có tư tưởng gì, và cũng là một câu trả lời khôn, làm vừa lòng chủ, làm cho Stalin và Mao đẹp lòng xứng ý! 
 Lữ Phương cho rằng Hồ Chí Minh không hiểu chủ nghĩa Mác-Lê.Ông viết:


- Hồ Chí Minh chưa biết gì về chủ nghĩa Mác với tư cách là một học thuyết triết học-chính trị. Những khái niệm rất tầm thường trong báo chí có khuynh hướng thiên tả như đấu tranh giai cấp, bóc lột, sản xuất... ông còn chưa hiểu rõ, nói gì đến những tư biện về lao động tha hoá, gíá trị thặng dư, sứ mệnh giải phóng của giai cấp vô sản...?
- Đối với chủ nghĩa Lênin ông có biết đến nhưng lại rất hời hợt. Ông chưa đọc gì về Lênin, ngoại trừ bài Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên tờ L'Humanité tháng 7 năm 1920 trước Đại hội Tours vài tháng. Có đọc nhưng thật sự ông cũng chẳng hiểu bao nhiêu, ngay cả các khái niệm căn bản.
- Ông chọn lựa đi theo Lênin hoàn toàn chỉ vì, qua Đệ Tam Quốc tế, Lênin hứa giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập. Đó là một chọn lựa hoàn toàn cảm tính, vội vàng, phiến diện: chủ nghĩa Lênin là một học thuyết toàn diện về cáh mạng vô sản ở những nước chưa có chủ nghĩa tư bản phát triển, trong đó vấn đề giải phóng các thuộc địa chỉ là một bộ phận.
Với những thiếu sót trầm trọng như vậy, làm sao có thể gọi được là nghiêm chỉnh thái độ chọn lựa nói trên của ông?
Tất nhiên không thể không xét đến chuyện về sau, cùng với thời gian hoạt động, ông đã tiếp cận lý luận cách mạng ngày càng nhiều hơn. Nhưng dù vậy đi nữa thì cũng không vì thế mà coi sự chọn lựa ấy là tuyệt đối đúng, phải trung thành để chuyển giao cho các thế hệ mai sau.
(HCM, XCIX)
 
Tội nghiệp cho đám lý thuyết gia Hà Nội! Các vĩ nhân Marxist như Hải Triều, Trương Tửu,Trường Chinh, Tố Hữu, Trần Độ, Đặng Thái Mai, Trần Huy Liệu ... đã chết hết rồi, họ biết nhờ cậy vào ai? Lại nữa, không có bột sao gột nên hồ? Vì vậy mấy năm qua, hòn núi chưa đẻ ra gì cả, dù là đẻ ra con chuột nhắt!
 
Họ bèn đi lục lọi các bài diễn văn, các bài báo, và các bài thơ nhưng vẫn không thấy gì! Họ cho rằng bản Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm lớn của HCM với câu mở đầu "Mọi người sinh ra đều bình đẳng" thì là của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, là kẻ thù của chủ nghĩa Mác Lê. HCM rất khôn ngoan. Ông hay ai đó đã thảo ra Tuyên ngôn độc lập rồi mời thiếu tá Mỹ là
Archimedes L. A. Patti góp ý (3). Nhiều tài liệu cho rằng Archimedes L. A. Patti đã thảo ra, có kẻ bảo ông chỉ đạo cho việc viết văn  kiện này. Nhưng sự thực không phải thế. Ông Hồ mời ông đến để xem một vật quan trọng. Khi viên thiếu tá Mỹ đến, ông đưa cho thiếu tá một bản nháp quốc ngữ. Trong Hồi ký " WHY VIETNAM?" ông nhắc lại việc đó: Theo ông, chính đó là một trong những lý do ông muốn gặp tôi. Ông gọi một người ở buồng bên mang bản thảo tới và đưa cho tôi với một dáng thoả mãn. Rõ ràng trong việc khởi thảo bản này đã có bàn tay già dặn của ông. Bản tài liệu đánh máy bằng tiếng Việt Nam, có nhiều chữ bị xoá đi và được viết đè lên bằng bút mực, với nhiều ghi chú bên lề. Tôi ngây ra, và ông Hồ thấy ngay là tôi không thể đọc được. Ông Hồ cho gọi một người trẻ tuổi vào để dịch và tôi chăm chú nghe.

 Trong mấy câu đầu, người phiên dịch đã nói lên một số danh từ rất đỗi quen thuộc và giống lạ lùng như bản Tuyên ngôn của chúng ta. Câu tiếp sau là “Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ”. Tôi chặn người phiên dịch lại, kinh ngạc quay sang hỏi ông Hồ có thực ông có ý định sử dụng câu đó trong bản Tuyên ngôn của ông không. Tôi không hiểu sao điều đó lại đập mạnh vào tôi, cứ như là có cảm giác khi quyền sở hữu bị đụng chạm, hay là khi làm một việc ngớ ngẩn nào đó. Tuy vậy tôi cứ hỏi. Ông Hồ ngồi dựa vào ghế, hai tay úp vào nhau, ngón tay sát vào môi một cách nhẹ nhàng và đang như suy tưởng. Với một nụ cười nhã nhặn, ông hỏi lại tôi một cách dịu dàng, “Tôi không thể dùng được câu ấy à?”. Tôi cảm thấy ngượng ngập và lúng túng. “Tất nhiên”, tôi trả lời, “tại sao lại không?”. Bình tĩnh lại, tôi nói người phiên dịch đọc lại đoạn đó từ đầu một lần nữa. Anh ta đọc, “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Họ đã được Tạo hoá trao cho những quyền không thể chuyển nhượng lại được; trong đó có quyền tự do, quyền sống và được hưởng hạnh phúc”. (4)
 Như vậy là ông Hồ muốn thăm dò viên thiếu tá Mỹ, đồng thời trưng ra bản Tuyên ngôn này  là để lấy lòng người Mỹ, và cũng để loan truyền rằng bản tuyên ngôn này do người Mỹ viết ra, người Mỹ ủng hộ ông. Việc này cũng nằm trong kế sách " hồ mượn oai hổ" mà ông dùng thường xuyên. . Những viên thiếu tá này cũng như một vài người khác cho rằng ông Hồ "đạo văn", đạo văn Tuyên ngôn độc lập Mỹ 1776, và đạo ý  Tam dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên.(5)
Những câu khác cũng vậy. HCM dùng câu văn của người mà không đặt trong vòng kép, hoạc dẫn là của tác giả nào. Các cán bộ Tuyên giáo thì nhắm mắt coi như là câu nói của HCM. 
Trước khi duyệt qua những bài viết của HCM mà nay đã tập trung trong Hồ Chí Minh Toàn tập gồm 8 tập, chúng ta phải biết rằng phần lớn các bài diễn văn, bài báo của các lãnh tụ xưa nay đều do các viên chức văn phòng Tổng Thống, Quốc Trưởng, hay thủ tướng chấp bút cho nên ta khó phân biệt giả chân.Trường hợp HCM cũng vậy.


Đọc những bài viết của HCM, ta thấy tựu trung có hai điểm:
1. Những câu ông nói có gốc ở văn chương triết lý Trung Quốc. Loại này khá nhiều.
(1). Trong bài nói chuyện tại lớp học tập chính trị khoảng hơn 3.000 giáo viên cấp 2 và cấp 3 miền Bắc, do bộ Giáo Dục tổ chức tại Hà Nội ngày 13-9-1958, HCM nói:Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
Câu này là của Quản Trọng 管仲; 725 TCN - 645 TCN trong sách Quản Tử, nguyên văn là: Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc, thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân.一年之计,莫如树谷;十年之计,莫如树木;终身之计,莫如树人。
 (2).  HCM "viết"  tiếng Pháp từ năm 1921, trong Tạp chí cộng sản: “Lợi ích của nhân dân là trước hết, thứ đến là lợi ích của quốc gia, còn lợi ích của vua là không đáng kể”. 
Trong bài báo “Dân Vận” đăng trên báo Sự Thật số 120 ngày 15.10.1949, HCM  đã khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
  Ngày 17-9-1945, HCM  đã viết thư "để san sẻ ít nhiều kinh nghiệm với các đồng chí tỉnh nhà”. Trong thư, HCM đề cập đến việc xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với nhân dân; chăm lo rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bức thư có đoạn: "Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc đến các làng đều là công bộc của dân nghĩa là để gánh vác chung cho dân chứ không phải đè đầu dân... Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh.Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta...Không biết rằng, thái độ kiêu ngạo đó sẽ làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến oai tín của Chính phủ.. ... Phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước, mình như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết. (HCM Toàn Tập IV, tr.65)
""Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa"( Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Sự Thật, trang 283.)
 Tư tưởng này vốn mượn Khổng Mạnh. Ví dụ Thư Kinh 書經: Dân duy bang bổn, bổn cố bang ninh 民惟邦本, 本固邦寧 Dân là gốc của nước, gốc vững thì nước yên ổn. Mạnh Tử viết: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh 民為貴,社稷次之,君為輕  Dân quý nhất, đất nước thứ nhì, vua thì coi nhẹ. Mạnh tử cũng nói :" Tặc nhân giả vị chi tặc; tặc nghĩa giả vị chi tàn;  tàn tặc chi nhân,  vị chi nhất phu;  văn tru nhất phu,  Trụ hĩ vị năng thí quân dã' “賊仁者謂之賊 , 賊義者謂之殘 , 殘賊之人 , 謂之一夫 , 聞誅一夫 紂 矣 , 未聞弒君也 Kẻ làm hại đức nhân, gọi là tặc; kẻ làm hại đức nghĩa gọi là tàn. Kẻ tàn, kẻ tặc chẳng qua là người thường mà thôi. Tôi từng nghe vua Võ Vương giết một người thường là Trụ, chớ tôi chưa hề nghe )giết vua.' ( Lương Huệ Vương hạ, tiết 8). 




Khổng Tử viết " “Dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc). Trong những giai đoạn thịnh trị, các triều đại phong kiến khác cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi tư tưởng này. Và sau này, con trai của Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng đã nói một câu thấm thía và xót xa rằng: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng người không theo”.
Khổng Tử nói: Quân, châu dã, dân, thủy dã; thủy sở dĩ tải châu, diệc sở dĩ phúc châu (孔子曾說:君,舟也;民,水也,水所以載舟,亦所以覆舟)


Tuân Tử là văn gia khoảng thế kỷ III -thế kỷ IV, viết rằng "Quân, châu dã, độ nhân giả; thủy dã, thủy tắc tải châu, diệc thủy tắc phúc châu"( 荀子君者,舟也;庶人者,水也。水則載舟,水則覆舟). Cũng có sách chú : Quan do chu dã; dân do thủy dã; thủy năng tải châu, thủy năng phúc châu  官猶舟也,民猶水也;水能載舟,亦能覆舟.http://big5.zhengjian.org/node/78205


(3).HCM đọc trong trung tuần tháng 9-1950 nhân dịp thăm Đội thanh niên xung phong công tác trung ương đầu tiên :
Không có việc gì khó, 
chỉ sợ lòng không bền, 
đào núi và lấp biển,
quyết chí ắt làm nên
 Bài thơ trên xuất xứ ơ Ấu Học Ngũ Ngôn Thi
鑿 山 通 大 海
鍊 石 補 青 天
世 上 無 難 事
人 心 自 不 堅
Tạc sơn thông đại hải
Luyện thạch bổ thanh thiên
Thế thượng vô nan sự
Nhân tâm tự bất kiên.

(Đục núi thông ra biển
Đội đá, vá trời xanh
Trên đời không việc khó
Chỉ sợ lòng không kiên. )

Trước đó, Nguyễn Bá Học đã viết trong "Lời khuyên học trò":
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Một số câu khác như cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nhân, nghĩa, lễ, hiếu, trung vốn có nguồn gốc từ xưa trong kho tàng Nho học.

(4).Trong bài nói ngày 29- 12 tại kỳ họp Hội đồng Chính phủ cuối năm 1966, HCM nói: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng(Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập12, Nxb CTQG, H, 2000, tr185.)
Câu này lấy  từ câu của Khổng Tử: “Khâu dã văn hữu quốc hữu gia giả , bất hoạn quả , nhi hoạn bất quân , bất hoạn bần , nhi hoạn bất an , cái quân vô bần , hòa vô quả , an vô khuynh . Phu như thị , cố viễn nhân bất phục , tắc tu văn đức dĩ lai chi , ký lai chi , tắc an chi ..(Luận Ngữ, Thiên Quý thị)丘也有國有家者,不患寡而患不均,不患貧而患不安蓋均無貧,和無;寡,安無傾夫如是,故遠人不服,則修文德以來之。旣來之,則 安之」 (Ta từng nghe nói, vua chư hầu có nước, quan đại phu có nhà chẳng buồn vì dân ít, mà buồn vì của cải phân phối không đều, không sợ nghèo mà sợ không yên ổn. Của cải chia công bằng thì dân không nghèo nữa. Dân yên ổn thì không cảm thấy người ít, nước yên sẽ không còn ngả nghiêng nữa.)


2. Bên cạnh những tư tưởng cổ học Đông phương, HCM còn dùng những câu của tư tưởng Tây phương.
(1). HCM  thường nói tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ ... đó là do ảnh hưởng của tư tưởng Tây phương chứ không phải do ông sáng tạo.
(2).Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người" vốn là khẩu hiệu của " Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ" : One for all, all for one".
 (3). Trong bài nói chuyện tại buổi Lễ khai mạc trường Đại học Nhân dân Việt Nam vào ngày 19 tháng 1 năm 1955, HCM nói: 
Vạch rõ ranh giới là phải nhận rõ ai là bạn, ai là thù.(Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tập 7, tr. 454-455.) 
Câu này lấy ý của Lenin :"Ai không cùng với chúng ta thì đó là kẻ thù của chúng ta".Đấy là tư tưởng của vô sản chuyên chính, của giai cấp tính của người cộng sản.
 Những câu trên là những câu văn ngắn, HCM và cộng đảng Việt Nam đã lấy nguyên tác phẩm của người khác làm của minh, đó là những bài viết của Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường dưới bút hiệu Nguyễn Ái Quốc như đã trình bày trong chương về Nguyễn Ái Quốc. Và đó cũng là trường hợp cộng đảng tuyên truyền Ngục Trung Nhật Ký là của Hồ Chí Minh Việt Nam mà GS Lê Hữu Mục đã tố cáo. Cái tệ trạng đạo văn, ăn cắp công trình trí tuệ của người khác là một tội chung của chế độ cộng sản. Một nhà nghiên cứu đã nhận định tình trạng vô đạo đức của xã hội xã hội chủ nghĩa như sau trong bài Plagiarism in Vietnam, a social evil: 
 If there are such things as social evils in Vietnam, plagiarism should be counted among them. The act of plagiarism cripples the academic and social communities in Vietnam and inspires laziness and lies rather than encouraging the community to professionalism and honesty. 

HCM  thuộc hạng người hoạt động chứ không phải là tư tưởng gia. Trí óc ông đầy những âm mưu xảo quyệt, tàn độc nhưng không có chỗ cho văn tài vì học lực ông chưa hoàn tất bậc tiểu học. Trong bảo tàng Marxist (Marxists Internet Archive) có nhiều danh nhân cộng sản nhưng không có tên tuổi ông Hồ.Ông Hồ là một cái thùng rỗng. Phan Khôi đã dùng lời chỉ trích Lỗ Tấn để chê cười Hồ Chí Minh như sau trong bài "Phê bình lãnh đạo văn nghệ":
Trong bài viết, có chỗ tôi nói Lỗ Tấn thông hiểu chủ nghĩa Mác lắm, nhưng trong văn chương của ông không hề dùng những danh từ mác-xít, mỗi khi đọc, làm tôi nghĩ đến con tằm: con tằm ăn dâu rồi nhả ra tơ, nếu nhả ra dâu thì không phải là con tằm. Ông Nguyễn Tuân hỏi tôi: “Nói như thế là định viser (ám chỉ) ai?” Đề nghị tôi nên chữa."(6)


Lỗ Tấn cũng như HCM được thiên hạ tôn là lãnh tụ  tinh thần của cộng sản nhưng trong các bài viết của Lỗ Tấn, Hồ Chí Minh không có hơi hám gì lý thuyết Mac xit. Phải chăng hai ông chẳng hiểu gì Karl Marx, Lenin? Hai ông chỉ là sâu róm, không phải tằm nhả ra tơ! 


Giả như những bài viết trong Hồ Chí Minh Toàn Tập là của ông cũng không có giá trị tư tưởng bời vì đó chỉ là những lời đầu môi chót lưỡi nhằm lừa bịp nhân dân trong nưóc và thế giới.
+Những lời ông tuyên bố tìm đường cứu nước, đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp thì ông cũng như Lenin sau khi cầm quyền đã tước đoạt mọi thứ tự do của nhân dân. 
HCM luôn nói độc lập tự do nhưng thực tế dân mất mọi thứ tự do và lệ thuộc Nga , Tàu và nay thì Trung Cộng đã xâm lấn biên cương và hải đảo, mà Việt Nam phải cúi mặt phục tùng, cam tâm thân phận nô lệ.
+Ông kêu gọi đoàn kết dân tộc thì ông đã cho đồng bọn ám sát và liên thủ với Pháp giết các chiến sĩ quốc gia .Rõ ràng cộng sản  phản quốc, hại dân, không hề có tinh thần quốc gia dân tộc. Rõ ràng là với thuyết giai cấp đấu tranh, cộng sản đã nhân danh vô sản, nhưng thực tế dân vô sản vẫn tiếp tục bị bóc lột, trong khi cộng sản trở thành tư bản đỏ, cướp bóc tài sản quốc gia và tài sản nhân dân. .
+ HCM luôn nói dân chủ nhưng là một thứ dân chủ giả hiệu. HCM nói dân làm chủ nhưng thực tế, dân là nô lệ. Đảng cử dân bầu, dân chủ tập trung chỉ là những lời dối trá của cộng sản độc tài, tàn bạo và phi dân chủ. Quốc hội cộng sản là một lũ bù nhìn, công an, quân đội là lực lượng trấn áp nhân dân mặc dù họ xưng là quân đội nhân dân, công an nhân dân.
+ HCM luôn nói đến "phê và tự phê" nhưng đó chỉ lời nói và hành động dối trá  vì từ Liên Xô, Trung Quốc, công sản bắt mọi người tung hô lãnh tụ, ca ngợi chế độ theo thuyết" hiện thực xã hội chủ nghĩa" dù cho lãnh tụ dâm dục, tàn bạo, tham quyền cố vị, và đảng là một lũ sâu mọt.



Nói tóm lại, Hồ Chí Minh không có đạo đức và cũng chẳng có tư tưởng gì cả. Ông là kẻ tội  đồ của dân tộc, một kẻ bán nước cầu vinh. Ông đã lãng phí xương máu dân tộc trong một cuộc chiến tranh phi nghĩa, đã dẫn dắt dân tộc đi xuống địa ngục của cộng sản chủ nghĩa. 


_____


(1) . Nguyễn Văn Trấn. Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội.Văn Nghệ, California, tái bản năm 1996,150-152
(2). Oliver Todd,  "Huyền thoại Hồ Chí Minh", Nguyễn Văn dịch, đăng trong sách Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, Nxb. Nam Á, Paris, 1990, tr. 276.
(3).+The Declaration was written with the advise of OSS Detachment 101 Maj. Archimedes Patti.
It is based on the American Declaration of Independence and the Declaration of the Rights of Man and Citizen.(Wikipedia)


+ August 1945. Japanese sign the surrender agreement in Tokyo Bay formally ending World War II in the Pacific. On this same day, Ho Chi Minh proclaims the independence of Vietnam by quoting from the text of the American Declaration of Independence which had been supplied to him by the OSS -- "We hold the truth that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable rights, among them life, liberty and the pursuit of happiness. This immortal statement is extracted from the Declaration of Independence of the United States of America in 1776. These are undeniable truths." 
http://www.historyplace.com/unitedstates/vietnam/index-1945.html
+Patti also cooperated with Ho in drafting the Vietnamese Declaration of Independence, which Ho delivered in Hanoi Square on Sept. 2, 1945--much of it based directly on the American Declaration of Independence.50 Years Since Dien Bien Phu
By: Gail G. Billington.
http://www.acic.info/new_article/French_Empire.pdf
(4).Archimedes L.A. Patti. Tại sao Việt Nam?Lê Trọng nghĩa dịch.ch23.


(5).Ho Chi Minh plagiarized a famous statement from the Declaration of Independence of the USA: "All men are created equal." Under his regime's title "Democratic Republic of Vietnam" is the motto - still remaining today - "Independence - Freedom - Happiness," which was again plagiarized from the Sun Yatsen's "Three-People Doctrine."  http://www.vietquoc.com/0007vq.htm 
+ Ho Chi Minh even plagiarized a famous statement from the American Declaration of Independence: "All men are created equal...www.nvnews.net 
(6).Nguyễn Thiên Thụ. Nhân Văn Giai Phẩm Toàn Tập.(195. TÁC PHẨM PHAN KHÔI)