HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

Thursday, July 26, 2012

HỒ CHÍ MINH XII * KẾT LUẬN



CHƯƠNG XII

KẾT LUẬN

Qua thực tiễn lịch sử và các cuộc nghiên cứu, ta có những nhận định sau:
1.Cộng sản là một Tổ chức quốc tế to lớn, chiếm một nửa diện tích và dân số thế giới.
2. Cộng sản quốc tế là một thứ thực dân, đế quốc trang bị bằng chủ thuyết Mac, nhân danh giải phóng giai cấp để xâm lược các nước bằng ý thức hệ cộng sản, bằng thủ đoạn tuyên truyền và khủng bố. Việc nước Nga thâu tóm các nước nhỏ thành liên bang Xô Viết, và việc xâm chiếm Đông Âu, việc Trung Quốc chiếm Tây Tạng, Mông Cổ, lấn chiếm Việt Nam và lăm le chiếm 80% biển Đông là những minh chứng rõ rệt về dã tâm xâm luợc của cộng sản. 
3.Cộng sản là một tổ chức quốc tế, theo chủ nghĩa quốc tế vô sản, hoàn toàn khác với chủ nghĩa quốc gia. Thực ra vấn đề vô cùng phức tạp. Trong khi các đảng viên, các đảng tại các nước phải tuân lệnh quốc tế, đặt quyền lợi quốc tế trên hết, gạt bỏ tinh thần quốc gia,  thì các nước lớn thâu tóm các đảng nhỏ, quốc gia nhỏ, biến họ thành tay sai của nước lớn. Như vậy danh nghĩa quốc tế chỉ là một hư danh, thực danh là đế quốc cộng sản.
4. Chủ nghĩa Mác với khẩu hiệu tranh đấu cho vô sản, cho công bình xã hội nhưng xã hội Pháp, Nga, Trung Quốc, Việt Nam ở thế kỷ 18-19, đại đa số là nông dân, và nhóm lãnh đạo cộng sản đa số là trí thức con nhà phong kiến, tư bản, it ai là công nhân. Nay thì đảng viên cộng sản gộc cùng vợ con, anh em trở thành tư bản đỏ còn dân chúng khốn khổ, bị đánh bị giết, bị tù tội, bị đói khổ, bị cướp mọi quyền tự do dân chủ, bị mất nhà mất đất.
5.HCM theo đệ tam quốc tế, làm tay sai cho quốc tế nhưng lại dùng nhãn hiệu quốc gia để lừa bịp lòng yêu nước của những người non dạ.
6. Đảng cộng sản Việt Nam và HCM đã tuyên truyền, quảng cáo cho HCM thành một con người tài giỏi, được quốc tế kính trọng, là một con người sống độc thân, hy sinh hạnh phúc bản thân cho dân tộc, bản chất của ông khiêm tốn giản dị, tiết kiệm...
Nhưng tất cả những điều trên là phóng đại quá mức, là hoàn toàn tô vẽ sai sự thực. HCM chưa học hết tiểu học, không đủ điều kiện học trường Quốc Học. Ông là một kẻ gian manh, đã lấy danh hiệu "Nguyễn Ái Quốc" cho riêng ông, bởi vì các bản văn do Nguyễn Ái Quốc viết là do tập thể nhóm người Việt yêu nước ở Pháp như Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Tạ Thu Thâu... là những áng văn chương tuyệt diệu của các tiến sĩ Luật khoa, cử nhân văn chương và triết lý viết để tranh đấu cho Việt Nam Độc lập Nguyễn Tất Thành là kẻ tiếm danh, sau này đảng Cộng sản Việt Nam lấy tất cả các bài viết của Nguyễn Ái Quốc đều cho là của HCM. Thực chất HCM không viết và nói được tiếng Pháp thông thạo trôi chảy. Tiếng Pháp của HCM là tiếng bồi.
7. Nguyễn Tất Thành lấy danh Nguyễn Ái Quốc để hoạt động tại Pháp rồi sang Nga năm 1923  làm tay sai cho đệ tam quốc tế. Năm 1924, ông sang Trung Quốc ở dưới trướng của Bododin, thay tên đổi họ. Ông đã là một kẻ bán nước, phản dân khi bán Phan Bội Châu và các đảng viên quốc gia yêu nước. Ông lại tiếm danh Hồ Chí Minh và Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hội của Hồ Học Lãm, phá hoại các đảng phái quốc gia.
8. Ông bắt tay với Mỹ, được Mỹ giúp đỡ vũ khí trong 1945, ông thu nạp người Nhật, ông bắt tay với Pháp tàn sát các đảng viên quốc gia năm 1946. Ông ký hiệp ước sơ bộ đưa Pháp trở lại Việt Nam, ông cầu khẩn Mỹ giúp đỡ ông, nhưng người Mỹ từ chối vì thấy bản chất gian xảo tráo trở của ông và chủ trương thâm độc của cộng sản.
9.Suốt cuộc đờiHCM là những màn gian trá, quỷ quyệt, chuyên lửa nhân dân ta và nhân dân thế giới. Ông luôn tuyên bố hy sinh hạnh phúc gia đình cho sựn nghiệp giải phóng quốc gia. Nghe ra cao cả nhưng thực tế ông có nhiều vợ, nhiều con. Suốt đời, ông là khách chơi qua đường, không chịu trách nhiệm bổn phận người chồng, người cha. Ông còn nhẫn tâm giết Nông Thị Xuân và chị em của bà này vì bà đòi hỏi chánh đáng là HCM phải công nhận bà là vợ! Như vậy, HCM là một tên yêu râu xanh, phạm tội giết vợ!
10.Ông kêu gọi đoàn kết dân tộc nhưng ông đã mạnh tay thủ tiêu các đảng phái và tôn giáo và những người yêu nước như Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Tạ Thu Thâu, Huỳnh Phú Sổ... và vu khống đủ thứ tội cho họ mục đích chỉ là giành độc độc quyền yêu nước cho đảng cộng sản...
11.HCM bán Phan Bội Châu là phạm tội lừa thầy phản chủ. Ông dâng Trường Sa, Hoàng Sa, ông nhắm mắt cho Trung Cộng xâm chiếm biên cương, như vậy ông là kẻ bán nước trong khi ông luôn miệng cứu nước, thương dân và kết tội Bảo Đại và Ngô Đình Diệm tay sai Pháp, Mỹ.
12. HCM làm tay sai cho Nga Tàu, nhắm mắt thi hành các lệnh của Nga Tàu như CCRĐ, Cải Tạo Công Thương Nghiệp và chỉnh đốn đảng, giết oan hàng vạn nông dân nghèo, hàng vạn đảng viên có công kháng chiến, và gây đau khổ cho hàng triệu binh sĩ phải bỏ mình trên chiến trường,hoặc bị tàn phế, gây khốn khổ cho hàng chục triệu nông dân, công nhân phải chịu bệnh tật, đói rét trong các nông trường, công trường và HTX. 
13. HCM và cộng sản Việt Nam luôn theo chủ trương sùng bái cá nhân, đề cao lãnh tụ dù lãnh tụ dốt nát, tham dâm và tàn ác. HCM không có đạo đức cũng không có tư tưởng gì đặc sắc để xứng đáng đề cao. Ông là kẻ đạo văn, là kẻ tiếm danh, thiếu đạo đức của nhà văn, nhà chính trị. Ông cũng phạm tội giết vợ, bỏ rơi con cái, bán nước hại dân. Vì những lý do trên, việc đề cao đạo đức và tư tưởng HCM là một điều vô nghĩa. Việc làm lăng mộ ông là một điều xa xỉ trong khi cộng sản ca tụng HCM là con người tiết kiệm. Ông khoe khoang, kiêu căng, tự mình ca tụng mình, dám so sánh ông với vua Hùng và Trần Hưng Đạo. Ông ngạo mạn coi khinh Phật và Chúa, ông bắt người ta gọi ông bằng bác, ông ngoài năm mươi mà dám xưng là cha già dân tộc...Tất cả cho thấy ông không khiêm tốn như ông tự nói.
14 . Cộng sản sống bằng dối trá và tàn ác. Ngay tự ban đầu, HCM và đảng Cộng sản hình thành bằng những âm mưu xảo quyệt như bán Phan Bội Châu, chia rẽ, xâm nhập và phá hoại hàng ngũ quốc gia. HCM và đảng Cộng sản Việt Nam ban đầu là một tổ chức xã hội đen, một tổ chức khủng bố, họ đã tống tiền nhà giàu, và áp dụng các chính sách tàn bạo khủng bố nhân dân và đảng viên như việc Tôn Đức Thắng giết hại Lê Văn Phát một cách dã man(1), việc đảng Cộng sản khi thẩm vấn  đã chôn sống đảng viên vì người ấy nói Trần Văn Giàu là lãnh tụ cộng sản(2).Muốn đề cao lãnh tụ và đảng, họ đã tuyên truyền dối trá và hành động gian xảo. Họ khủng bố cho dân và đảng viên sợ mà tuân lệnh. HCM, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn đã giết những đảng viên đệ tứ như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Sô, Lê NGọc, Lê Văn Hương và đảng viên các đảng Quốc gia như Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Huỳnh Phú Sổ...Trong buổi phỏng vấn ngày 25 tháng 6 năm 1946, Hồ Chí Minh đã trả lời đảng viên Xã hội Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: Ce fut un patriote et nous le pleurons... Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés (Tạ Thu Thâu là một nhà ái quốc, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất... Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt). 

Họ giết hại, các đảng phái Quốc gia như trong vụ Ôn Như hầu; giết dân lành gồm đàn bà, trẻ con, người già như  vụ thảm sát Quỳnh Lưu; giết nông dân nghèo và đảng viên cán bộ cộng sản như trongCCRĐ, Cải tạo công thương nghiệp, Chỉnh đốn đảng, giết tập thể dân chúng như vụ mậu thân Huế, vụ hè đỏ lửa dọc đường Quảng trị.

15.HCM để lại một nền chính trị độc tài,phi dân chủ, một chế độ bóc lột và khinh miệt nhân dân, một tổ chức tham nhũng, tàn bạo, và một quốc gia suy đồi về văn hóa, giáo dục, chính trị, đạo đức, đang ở trên đà suy thoái và bị Trung Cộng xâm lược.

Tất cả những tội lỗi đó, HCM và đảng cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm. HCM là kẻ bị nhân dân nguyền rủa chứ không phải đề cao như bọn cộng sản hiện nay đang huyênh hoang tuyên truyền. Ngày phán xét cuối cùng sẽ đến.

____
 
(1).Trong đêm 8 rạng ngày 9 tháng 12 năm 1928, một vụ ám sát quá cổ hủ thô bạo đã diễn ra trong giữa phân bộ Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ở Nam Kỳ. Lê Văn Phát (bí danh Mỹ, Lang) bị đồng chí kết án tử hình vì tội phản bội, theo điều lệ của đảng, vì anh ta "ve vãn người chị em của chúng ta là Thị Nhứt". Tội của Phát là "không gạt bỏ tình riêng để toàn tâm toàn ý phục vụ cách mạng". Ba người trong số các đồng chí trẻ nhất của Phát (23, 24 và 26 tuổi) phải thi hành án quyết đã được tòa án cách mạng chuẩn y. Tôn Đức Thắng chủ trì tòa án, lúc đó 40 tuổi, đứng đầu kỳ bộ. Vì đâu, (vì tự ái, vì ghen tương?) án quyết thủ tiêu một đồng chí không tương xứng với "lỗi lầm", bí mật ấy vẫn âm u trong bóng tối.


Một vụ sát nhân chính thức, ba nạn nhân cùng một lúc, đáp lại vụ ám sát trên: Tòa đại hình Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1930 kết án tử hình ba người thi hành án quyết trên kia. Tòa chỉ tuyên phạt Tôn Đức Thắng (người sau này kế vị chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969) 20 năm tù khổ sai, và Phạm Văn Đồng (về sau là thủ tướng của chính phủ Hồ Chí Minh) 10 năm tù cấm cố. Hai mươi ba người khác trong phân bộ phải chịu án tù tổng cộng 100 năm. Phân bộ Thanh Niên Nam Kỳ hoàn toàn tan vỡ.


Hai năm năm tháng sau vụ ám sát, trong hoành cảnh phong trào nông dân thoái trào và thời kỳ khủng bố trắng, bọn cầm quyền bí mật chuẩn bị hành quyết những người bị kết án tử trong đêm 20 rạng ngày 21 tháng 5 năm 1931.


Máy chém dựng sồ sộ trước cổng Khám Lớn Sài Gòn, lính cảnh sát xếp hàng dày đặc ngăn đón các con đường, chánh sở mật thám có mặt tại đó, tay lăm lăm khẩu súng lục. Vào lúc bốn giờ sáng, ba cái đầu người cách mạng trẻ tuổi rơi xuống sau tiếng hô cuối cùng "Đả đảo đế quốc Pháp".


Trong giờ liền theo đó trong Khám Lớn, tù chính trị - kể cả tù đàn bà - nổi lên phản đối: "Đả đảo khủng bố trắng! Đả đảo đế quốc Pháp!", rùm lên náo động cả châu thành. Nước vòi rồng chữa lữa tưới ngộp những người tù phản kháng, bọn ngục tốt táo bạo đánh đập họ, cùm chân họ vào khoen sắt.


Sử chính thức cùng truyện ký về lãnh tụ không bao giờ nhắc lại vụ sát nhân thô bỉ. Nó có thể làm lu mờ hình ảnh "người anh hùng Hắc Hải", Tôn Đức Thắng được phong danh hiệu như vậy để kỷ niệm cuộc nổi dậy tháng 4 năm 1919 trên chiến hạm Pháp mà người dân thuộc địa là Tôn Đức Thắng được đội thủy thủ Pháp chỉ định kéo lá cờ đỏ thượng lên.


Nếu ai muốn biết rõ hơn, thì đây:


Sáng ngày 9 tháng 12 năm 1928, mật thám phát hiện trong sân đàng sau căn phố số 5 đường Bacbiê, Sài Gòn, một xác người đàn ông đã bị biến dạng, mặt và tóc cháy xém, tay bị trói quặt sau lưng, họng bị cắt, ngực bị đâm hai chỗ.


Sau này người ta được biết người bị ám sát là Lê Văn Phát, đã từng là đại biểu đi dự Đại Hội lâm thời của Thanh Niên ở Hương Cảng. Sinh tại tỉnh Bến Tre, Phát làm thầy thuốc và cũng là hương lễ, một hương chức trông coi việc tế tự ở làng. Khi trở về Sài Gòn vào tháng 6 với danh nghĩa đại diện của Tổng Bộ bên cạnh Kỳ bộ Nam Kỳ - Kỳ bộ từ trước đến giờ do Tôn Đức Thắng chỉ huy. Thắng là người lớn tuổi hơn hết trong nhóm. Phát bị tòa án cách mạng do Tôn Đức Thắng chủ trì, xét xử bí mật và kết án tử hình vắng mặt. Người ta kết tội Phát "lạm dụng quyền hành do chức vụ đảng giao phó để hãm hiếp một nữ đồng chí."


Dù cho có những hình phạt nghiêm khắc theo như điều lệ qui định - mà Nguyễn Đình Tú phải nhớ kỹ khi gia nhập Thanh Niên năm 1926 - thì một hành vi không trong sáng (như uống rượu, cờ bạc, hay lui tới nhà điếm, cưới xin ngoài đảng, khước từ hoạt động chiến đấu do lãnh đạo giao phó) sẽ có thể dẫn tới bị khai trừ, chứ không phải tử hình như kẻ phản đảng (trốn sang trại địch, tự động hành động không có chỉ thị làm cho các đồng chí mất an toàn, chậm trễ thi hành chỉ thị, làm lộ bí mật của đảng, âm mưu phá đảng).


Kỳ bộ thành lập một tòa án vào đêm 29 tháng 11 gồm các đảng viên của Kỳ bộ Nam Kỳ và Tỉnh bộ Bến Tre tại nhà Bùi Văn Thêm, số 79 phố Pôlơ Bơlănsy. Trong số các thẩm phán đột xuất này có ba người là Trần Trương, Đặng Văn Sâm, Bùi Văn Thêm đã từng là thợ trong xưởng Kropff, nơi mà Tôn Đức Thắng làm cập rằng; Trần Trương và Nguyễn Tôn Nguyệt là bà con họ hàng với vợ Tôn Đức Thắng. Do đó uy tín của Thắng không phải chỉ vì có tuổi. Trước tiên ba thẩm phán trong phiên tòa đó bỏ phiếu chống tử hình. Nhưng áp lực của đa số là 5 thẩm phán kia làm xiêu lòng 3 người, họ tự lấn áp "tình cảm cá nhân" của mình đúng theo giáo lý (le catéchisme) do Quảng Châu đặt ra.


Trong số các đồng chí của Phát, ai sẽ là người thi hành án? Với nhiệm vụ khủng khiếp này, ba đồng chí trẻ tuổi nhất rút trúng thăm. Đó là Ngô Thiêm, bí thư Kỳ bộ, người Nghệ An; Nguyễn Văn Thinh, bí thư của Lê Văn Phát và là chủ bút tờ Công Nông Binh, sinh ở Gò Công; và Trần Thương, người Mỹ Tho. Họ còn phải đốt mặt Phát làm biến dạng xác chết theo sáng kiến của Thắng.


Sau đó Ngô Thiêm sang ngay Quảng Châu để báo cáo với Tổng bộ, mang theo biên bản của tòa án cách mạng. Tổng bộ phê phán bản án là "không tương xứng với lỗi lầm" rồi tuyên bố giải tán Kỳ bộ Nam Kỳ.


Mười sáu ngày sau vụ ám sát, sở mật thám nhận được tin tức do nhân viên "mật vụ ở nước ngoài" gửi về, nói đến tờ biên bản trên. Từ tháng 2 Tôn Đức Thắng đã bị bắt, rồi trong mùa hè, hơn hai chục chiến sĩ, dù có hay không dính líu tới vụ ám sát, lọt vào tay mật thám.


Một khi phát hiện xác chết, mật thám mở đầu tung mạng lưới bủa giăng vây bắt các tổ chức bí mật. Vì thế không chỉ 8 người mà là 45 người bị cáo phải đồng lượt ra trước tòa đại hình Sài Gòn, người thì bị khép tội "giết người có chủ ý trước", người thì bị cáo "âm mưu phá rối trị an nhà nước". Các trạng sư đề nghị xử riêng hai vụ việc nhưng bị bác bỏ. Tòa chỉ nhượng bộ ở một điểm là: hai vụ việc được xem xét lần lượt, và mỗi phạm nhân sẽ chỉ bị hỏi về những tội trạng mà mình có dính líu thôi. Nhưng dù sao xử án cùng một phiên tòa hai vụ việc hoàn toàn khác nhau cũng có một cái gì đó có tính chất gán ghép xáo trộn cốt để ảnh hưởng dư luận theo chiều hướng chính quyền.


Một năm rưỡi sau vụ ám sát mới đem xét xử, vào ngày 15 tới 19 tháng 7 năm 1930. Bầu không khí xã hội lúc đó đang hừng hực. Phong trào nông dân sôi động ở Nam Kỳ, còn ở Bắc Kỳ, 13 cái đầu của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị rụng dưới máy chém ngày 17 tháng 6 ở Yên Bái.


Theo tờ An Nam Hướng Truyền (Echo Annamite), Tôn Đức Thắng tuyên bố như sau:


"Ngô Thiêm đã dẫn dắt tôi vào hoạt động cách mạng. Tôi gia nhập Hội Thanh Niên Cách Mạng năm 1927. Tôi là đại diện của Tổng bộ Quảng Châu ở Kỳ bộ Nam Kỳ. Những mưu toan của Lang đối với em gái chúng tôi là Thị Nhứt khiến tôi lên án kẻ phạm tội đó. Tôi không hề đứng về phía tán thành cái hình phạt quyết liệt đó. Dù sao tôi cũng vì kỷ luật buộc phải tuân theo đa số. Chính tôi đã ra lệnh cho Thinh làm biến dạng bộ mặt xác chết."


Còn Phạm Văn Đồng, bị tố cáo âm mưu, thì tuyên bố rằng Đại Hội tháng 5 năm 1929 ở Hương Cảng quyết định là các đồng chí có dính líu đến việc thủ tiêu người đại diện của Tổng bộ vẫn có thể tái gia nhập đảng. Còn chính mình ông ông cũng hối tiếc vì thoạt tiên ông tán thành xử tử Phát, vì ông tưởng Phát "sắp phản đảng" (theo nguyên văn).


Từ trong văn bản biện hộ của các trạng sư Giaccôbbi, Lôyơ, Becnaa, Masơ, Đơgơrăn, Ferăn, Pinô, Tavecniê và Cănxenliêri, chúng tôi ghi nhớ lời nhận xét của Cănxenliêri vì nó gợi lại lời nhận xét của Nguyễn An Ninh trước tòa án năm trước:


"Người ta trách cứ những thanh niên này tham gia các hội kín. Thế nhưng những hội kín đó bao giờ cũng vẫn có, bởi lẽ họ những thanh niên này chẳng bao giờ có thể tự do tập hợp với nhau, bởi lẽ họ hiện thân những kẻ bị áp bức. Có một tình thế căng thẳng hiển hiện, nhưng người ta không tìm biện pháp chữa chạy. Cái đó đơn giản thôi, biện pháp đó là ban bố tự do, cái tự do mà chúng tôi đòi hỏi cho họ được hưởng cũng như ta đang được hưởng. Đó là vấn đề của cái nồi hơi và các sú páp an toàn của nó. Hơi nước sôi phải thoát ra, người ta không thể ép nén nó mãi được. Nếu các ông muốn ở đây có hòa bình, trước hết hãy thực hiện công lý, không phải là cứ xây dựng những khám tù mà các ông làm dịu tình hình được. Các ông đã gieo thù hận ở đây, các ông sẽ thu nhận thù hận."


Ngày 18 tháng 7 năm 1930, vào lúc 20 giờ, chủ tịch phiên tòa hạ lệnh "Giải tỏa phòng xử án, còng tay các tù nhân ngay sau khi tuyên án và dẫn chúng đi ngay, từng nhóm nhỏ. "


Án quyết như sau: Tử hình 3 người là Trần Trương, Ngô Thiêm và Nguyễn Văn Thinh.


Tôn Đức Thắng 20 năm khổ sai. Đặng Văn Sâm và Bùi Văn Thêm 10 năm khổ sai. Nguyễn Trung Nguyệt 8 năm khổ sai.


Cấm cố: 23 đảng viên hoặc cảm tình đảng Thanh Niên, trong đó có Phạm Văn Đồng, tổng cộng hơn 100 năm tù, 3 đảng viên Tân Việt(**), trong đó có Võ Công Tôn, nguyên là hội đồng địa hạt Chợ Lớn, cùng bị bắt với Nguyễn An Ninh năm trước; Nguyễn Phương Thảo (sau này tức là Nguyễn Bình, tham gia Việt Minh năm 1945); và Trần Huy Liệu, nhà báo (chuyển theo Cộng Sản ở Côn Nôn, sau này là bộ trưởng trong chính phủ Hồ Chí Minh), tổng cộng 23 năm rưỡi.


Có 4 bị cáo được tha.


Những người bị án tù cấm cố, cũng như những người bị khổ sai, phần lớn đều bị đưa ngay ra nhà ngục Côn Đảo. Chỉ riêng nữ đồng chí Nguyễn Trung Nguyệt ngồi tù 8 năm tại Khám Lớn Sài Gòn.


Người ta sửng sốt vì lứa tuổi trẻ trung của những người bị kết án. Trong mười người thì chín người chỉ có từ 17 đến 28 tuổi; tuy nhiên nhiều người trong số đó đã từng bị kết án tù với thời hạn ngắn. Trong số những người bị kết án chỉ có một người duy nhất làm báo chuyên nghiệp là Trần Huy Liệu, Việt Nam Quốc Dân Đảng, còn bao nhiêu người là thư ký và giáo viên dạy trường tư, như Phạm Văn Đồng, họ tự viết các tờ báo tuyên truyền cổ động. Một số chiến sĩ làm ở bến cảng và xưởng cơ khí Sài Gòn, chúng ta hiếm thấy có thợ thủ công, chỉ nhận ra hai nhà nông, tiểu địa chủ.

(Trích từ "Việt Nam 1920-1945 Cách Mạng Và Phản Cách Mạng Thời Đô Hộ Thuộc Địa" của Ngô Văn, trang 126-131, sách phát hành tại California, Hoa Kỳ, năm 2000)
Hoàng Công Tâm
ddcnd.org
http://ttvnol.com/f_533/1022828
 + Vu án đường Barbier cũng được cộng sản nhắc lại: Cuối năm 1927, Châu Văn Liêm được kết nạp vào tổ chức cộng sản này, đến năm 1928 làm bí tư Tỉnh bộ Long Xuyên. Sau vụ án tại nhà số 5 đường Barbier, Tổng bộ lập Kỳ bộ mới, tháng 3-1929, Châu Văn Liêm được bầu vào Ban thường vụ Kỳ bộ Nam kỳ và được cử đi dự đại hội Thanh niên toàn quốc ở Hương Cảng (Trung Quốc). 
http://www.longan.gov.vn/chinhquyen/sovhtt/Pages/ChauVanLiem.aspx
+Tiểu sử Tôn Đức Thắng có ghi:
Từ năm 1920-1925, ông tham gia lập công hội bí mật ở xưởng đóng tàu Ba Son. Năm 1927, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, giữ chức Ủy viên ban Chấp hành Kì Bộ Nam Kì. Cuối năm 1928, ông bị Pháp bắt nhân vụ án ở đường Barbier - Sài Gòn (nay là đường Thạch Thị Thanh), bị kết án 20 năm khổ sai, lưu đày ra Côn Đảo đến ngày 23-9-1945 mới được trả tự do http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=Ch%E1%BB%A7+t%E1%BB%8Bch+T%C3%B4n+%C4%90%E1%BB%A9c+Th%E1%BA%AFng&type=A0
+ Nguyễn Minh Cần viết về vụ này như sau:Với thực chất đảng-hội kín của những kẻ âm mưu, ÐCSVN đặt ra một thứ kỷ luật sắt vô cùng nghiêm ngặt theo đúng tinh thần của Stalin. Nhiều người mới vào ÐCS thường không hiểu được vì sao lại gọi là "kỷ luật sắt"? Hồi năm1929, đại hội Việt Nam cách mạng thanh niên đồng chí hội (sau này xin viết tắt là Ðồng chí hội), tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam tự đặt cho mình nhiệm vụ "chỉ huy cách mạng Việt Nam... lập vô sản chuyên chính, làm cho cách mạng thế giới chóng thành", đã quy định hình thức "kỷ luật sắt" xử tử đối với các đảng viên phạm một trong những tội như: theo địch, làm hại đến an toàn của đồng chí, cố ý làm sai chỉ thị, mưu phá hoại hội, cố ý làm lộ bí mật (xem: "Lịch sử cận đại Việt Nam". Hà Nội 1963, t.4, tr.204). Ðiều đó chắc ít đảng viên cộng sản ngày nay được biết, cũng như không mấy ai được biết về những vụ xử án tử hình của tổ chức cộng sản đầu tiên ấy ở Việt Nam. Chẳng hạn, "vụ giết người ở đường Barbier, Sài Gòn" (nay là đường Lý Trần Quán, thuộc phường Tân Ðịnh, quận 1) hồi năm 1929 mà nạn nhân là một người lãnh đạo Kỳ bộ Nam Kỳ của Ðồng chí hội bí danh là Lang đã bị Kỳ bộ xử bí mật tuyên án tử hình vì tội "đã cưỡng ép nữ đồng chí Trần Thị Nhất bí danh là Lê Oanh 18 tuổi". Các tội phạm trong vụ giết người này là Tôn Ðức Thắng, Phạm Văn Ðồng, Nguyễn Kim Cương, Nguyễn Duy Trinh, v.v... đã bị Tòa án đại hình Sài Gòn kết án nặng ngày18.7.1930 (tài liệu sưu tầm của nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến). Hồi tháng 4.1994, người viết cũng đã được đọc về vụ án này trên một tài liệu gửi đến QTCS nhan đề "Từ bản cáo trạng của Tổng công tố Sài Gòn chống những bị cáo của vụ án ở đường Barbier" tại RSKHIDNI ở Kho 495, Bảng kê 154, Hồ sơ 564, trang 62-72, trong đó có đưa ra một chi tiết đáng nói ở đây: người bị giết tên là Tan Ðức Toang (vì phiên âm từ tiếng Nga nên chúng tôi không rõ họ Trần hay Tân và tên Toáng hay gì khác), người này đã đánh Tôn Ðức Thắng, nên bị đuổi ra khỏi đảng, sau đó anh ta lập ra tổ chức biệt phái Nam Kỳ Công hội (nếu dịch theo sát tiếng Nga là Liên hiệp nghiệp đoàn Nam Kỳ). Ðó là lý do bị giết. Cũng trên tài liệu này có ghi dòng chữ khó hiểu này: "có chú thích của M (?) - chúng tôi cho rằng cải chính điều bịa đặt của ông công tố về việc phân liệt là thừa". Dù nhìn dưới khía cạnh nào thì vụ án giết người này cũng đã xảy ra thật và những người phạm tội cũng là những con người có thật.


(2). Hoàng Tùng. HỒ CHÍ MINH, TRUNG QUỐC VÀ LIÊN XÔ 
Lúc đầu là Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Sơn, Ly' Ban, Trương Ái Dân, Cao Tử Kiến. Trương Ái Dân trong thời gian kháng chiến chống Pháp làm công tác công vận ở Liên khu III do tôi phụ trách. Đồng chí ấy nói với tôi rằng, sau cuộc khủng bố của Pháp năm 1930-31, đồng chí ấy sang Trung Quốc hoạt động cách mạng, được đi Diên An. Trong cuộc vận động chỉnh phong năm 1942-43, đồng chí ấy bị thẩm vấn lí lịch. Người ta hỏi người đứng đầu Đảng Cộng sản là ai, đồng chí ấy trả lời là Trần Văn Giàu, liền bị chôn một nửa người xuống hố sâu. 

No comments:

Post a Comment