HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

Monday, July 16, 2012

HO CHI MINH VIII * KHIÊM TỐN, GIẢN DỊ, BÌNH DÂN






CHƯƠNG VIII


KHIÊM TỐN,TIẾT KIỆM,
BÌNH DÂN GIẢN DỊ




Mượn lời Trần Dân Tiên, " bác" tự khoe "bác" là người ăn uống đạm bạc, ăn mặc giản dị. "Bác" là vị tăng sĩ khổ tu, và cũng là con người " vô sản chính cống vì suốt đời "bác " chỉ có "đôi dép râu" và bộ "kaki" bạc màu. Trần Dân Tiên viết:


Bữa ăn rất đạm bạc thường là dưa cà, đôi khi có thịt. Ăn xong mọi người nghỉ ngơi cười đùa. Hồ Chủ tịch cũng vui vẻ tham gia.
Buổi chiều là giờ tiếp khách. Người tiếp khách ngoại quốc, các đoàn thể, hoặc từng người riêng. Có nhiều cụ già đi bộ hàng mấy ngày đường đến Hà Nội với mục đích gặp Hồ Chủ tịch. Đối với ai, Người cũng thân mật… 7 giờ tối. Người về nhà riêng.Cơm tối xong, Người đọc sách, xem báo đến 11 giờ hoặc nửa đêm.
Người ăn mặc cũng rất giản dị, chỉ có hai bộ quần áo ka ki, một cái khăn tay vải, to và hai đôi bít tất. Khi ở Pa–ri về, người ta thấy Hồ Chủ tịch mặc bộ ka ki đã vá. Có người yêu cầu Chủ tịch thay bộ quần áo khác. Chủ tịch đáp: “Nhiều đồng bào ta, nếu được bộ quần áo như thế này cũng là tốt lắm. Thế thì việc gì tôi phải thay” .(
HCM, X)


Hoàng Nhật Minh trong tác phẩm" Truyện Kể về Bác Hồ" (HCM, CXLII) cũng đã ca tụng cuộc sống đạm bạc, giản dị của "bác".

Có người ca tụng: 
Trong tư tưởng tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự giản dị đơn sơ trong cuộc sống là sự chí công vô tư, vượt lên hết thảy mọi sự ham muốn vật chất đời thường và đó cũng là sự cần, kiệm trong cuộc sống – một đức tính tốt đẹp của người dân xứ Nghệ".(1)
 Ôi đó chỉ là cái mặt nạ khắc khổ giả tạo để lừa quân chúng. Ông Hồ thích thuốc ngoại ,rượu ngoại. Trong túi ông luôn có hai loại thuốc lá. Thuốc lá nội để biểu diễn trước quan khách, trước quần chúng nhân dân, thuốc lá ngoại để thưởng thức khi " một mình ta với ta".
 Nguyễn Tường Bá cho biết ông Hồ còn mánh trong việc ăn hút.
Các ký giả ngoại quốc nhận xét Hồ Chí Minh hút thuốc thơm ngoại quốc chứ không phải thứ nội hóa nhãn Điện Biên Phủ xanh đỏ. Nhưng thời gian trước 1945 Hồ Chí Minh vẫn hút thuốc thơm (Philips Moris) nhưng để trong bao Melia vàng nội hóa. Giáo sư khả kính Vũ Khắc Khoan kể lại đã được Hồ Chí Minh khoái chí cười cho một điếu thuốc Philis Moris lại để trong bao Melia nội hóa, trong một chuyến du hành rõ ràng láu cá ranh vặt. Các cán bộ Quốc Dân Ðảng ngay từ năm 1945 đã báo cáo BắcBộ Phủ Việt Minh hằng ngày lấy thức ăn từ khách sạn Métropole ở bên kia đường, thức ăn Pháp “cao cấp” nhất Ðông Dương. Suốt thời gian 1954-1975 phần hàng ăn của Métropole vẫn sống mạnh trong khi phần khách sạn bỏ hoang phế, Hồ chí Minh và các thân cận nghiền cơm Pháp. (Nguyễn Tuờng Bá, Đừng hiểu sai, viết lầm về Hồ Chí Minh.  HCM, LXIV)

Bảo Đại và Hoàng Văn Chí đều nói HCM thích hút thuốc lá Mỹ trong khi đám công an, du kích ra sức bắt giam và xử tội những người buôn bán hàng ngoại hóa! 
 Trần Dân Tiên viết: "Bữa ăn rất đạm bạc thường là dưa cà", và bộ hạ của ông cũng to tiếng ca tụng ông như Tâm Trang viết về việc HCM về thăn Nghệ An:
...đồng chí phục vụ Bác ra kiểm tra phòng tắm. Nơi đó, đã để sẵn hai giá thau, mấy chiếc khăn mặt mới và một miếng xà phòng thơm cho Bác. Đồng chí Trần Quốc Hoàn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an (đi cùng Bác) lúc đó có mặt ở đó thấy vậy bảo: “Hãy cất bớt đi, chỉ để một giá thau và miếng xà phòng là đủ”.

Sau đó, đồng chí phục vụ Bác lấy trong túi xách ra một chiếc khăn bông trải lên giá thau, khăn vẫn trắng mềm, nhưng đã có đường chỉ khâu ở giữa. Đồng chí nói nhỏ nhẹ: “Khăn của Bác đã cũ, mòn như thế này, có lần tôi định thay chiếc khăn mới để Bác dùng, không ngờ Bác gọi tôi lại hỏi: Khăn của Bác đâu, nó còn dùng được, việc gì mà phải thay khăn khác”. Đồng chí phục vụ chỉ vào giữa khăn rồi nói: Đây là đường khâu của Bác và “tiết lộ” thêm rằng, mũ Bác đội cũng đã cũ lắm rồi, nhưng chưa ai dám đem thay. Đồng chí Trần Quốc Hoàn xác nhận câu chuyện và nói tiếp: Về đồ dùng, Bác chỉ cho phép loại bỏ những thứ đã thực sự hư hỏng. Bác làm như vậy vì cũng mong chúng ta làm như vậy. Phải giản dị, tiết kiệm, giảm đến mức tối thiểu việc chi tiêu cho riêng mình để tăng thêm sự đầy đủ cho người khác, đó là ý của Người...(HCM, CXXXVIII)
Cũng bài trên Tâm Trang cho biết bác ăn cơm độn như các cán bộ:
Bữa cơm hôm ấy, ngoài mấy món đơn giản, chị em phục vụ nhà bếp đã chọn gạo trắng để đãi Bác. Khi mọi người đã ngồi vào bàn ăn, đột nhiên Bác bảo một cán bộ đi cùng đưa gói cơm của đoàn ra. Đó là một gói cơm trắng độn ngô đỏ. Đồng chí phục vụ lấy dao cắt ra từng miếng, chia đều cho mọi người để cùng ăn với Bác. Lúc này các đồng chí Tỉnh ủy cứ nhìn nhau, không ai dám xới cơm trắng ra. Hóa ra trước chuyến đi, bộ phận Văn phòng đã chuẩn bị cơm nắm cho Bác. Lúc này cả nước đang thực hiện ăn gạo độn màu để có đủ gạo chi dùng và dự trữ, Bác cũng thực hiện như bất cứ người dân nào. Một vị Chủ tịch nước mà giản dị đến mức không ngờ, nói luôn đi đôi với làm, làm một cách tự giác, đó là một trong nhiều đức tính quý báu của Bác, có sức lay động lòng người. Bữa cơm hôm đó, những người tham dự ai cũng đều xúc động, nghẹn ngào. (HCM, CXXXVIII)
Đấy cũng chỉ là tuyên truyềnvề đức tính khiêm tốn của HCM. Một con người đã tuyên bố đốt cháy cả Trường Sơn thì còn tiếc gì? Sợ gì? Xương máu đồng bào không tiếc, ông quyết tâm đẩy thế hệ thứ tư vào chiến tranh, ông quyết đánh cho đến người Việt cuối cùng , ông quyết đem tổ quốc dâng cho Trung Cộng thì vài gam gạo, cá, thịt đáng là bao! Cái xảo thuật che đậy đã truyền cho cán bộ xã thôn. Tôi thấy các cô bán HTX đã xé bỏ nhãn hiệu Âu Mỹ ở các bao thực phẩm viện trợ trước khi xuất kho bán hàng.
Cộng sản đã tạo ra giai cấp, bày ra tiểu táo, đại táo là một điều mà đa số người Việt Nam đã biết.. Hoàng Văn Chí đã thuật lại câu chuyện vợ chồng Nguyễn Khánh Toàn tại Trung Quốc:Toàn lưu lại Diên An và một lần nữa, lại được hưởng quy chế dành riêng cho “chuyên viên ngoại quốc”, được hưởng chế độ “tiểu táo” trong khi người vợ bản xứ ngồi cùng bàn phải ăn “đại táo” (HOÀNG VĂN CHÍ * TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN   .tập 2, ch.5)
 
Hai vợ chồng mà trên bàn ăn hai quy chế khác nhau thì người tùy tòng có thể ngồi chung mâm với lãnh tụ ư? Trong chiến khu  thời chiến tranh Pháp Việt, ngày thường, sĩ quan, cán bộ cao cấp ăn chung với buinh lính nhưng chiều, trưa, tối, họ đi hội ý, hội báo, ăn uống riêng. Sau 1954, chịu ảnh hưởng Trung Quốc, sự phận biệt các cấp càng rõ rệt hơn. Trung ương có chợ riêng, trung cấp có chợ riêng mà dân chúng đã thấy và đã phát biểu:
    Tôn Đản là chợ vua quan
    Vân Hồ là chợ những gian nịnh thần
    Bắc Qua là chợ thương nhân
    Vỉa hè là chợ... nhân dân anh hùng! 
Không riêng HCM mà trung ương đảng cũng hưởng quy chế đặc biệt. Ngày xưa vua chúa có sự tiến cống nhưng tiến cống thì xa xôi và không chuyên canh. Đảng Cộng sản đã lập ra những đồn điền chuyên canh cà phê, trà, gạo thơm, nếp thơm và những nhà máy sản xuất các mặt hàng đặc biệt cho trung ương đảng . Ai bảo cán bộ là đầy tớ của nhân dân! Cán bộ ăn trước hay lo trước cho nhân dân?
 Tuy Việt Nam là nước nghèo, suốt mấy năm đàm phán tại hội nghị Paris, phái đoàn Việt Cộng đi xe sang và ở khách sạn cao cấp, không hề tỏ ra tiết kiệm, và sau khi HCM chết đi, người Cộng sản không chôn cất bình thường mà xây lăng, việc  gìn giữ tử thi vô ích này làm hao tốn công quỹ hằng năm mấy triệu Mỹ kim, trong khi dân đói khổ, trẻ không có trường học, người già, người bệnh không dược săn sóc!
 Cuộc đời HCM là một cuộc đời diễn xuất, một cuộc đời giả dối.Ông mang bộ kaki cũ nhưng lòng ông mong ước mang những bộ đồ Âu phục sang trọng, với giày tây, cà vạt....Một mình với bộ đồ vía ông đi dưới trăng! Ôi ông cô đơn biết bao! Một mình ông độc diễn bi hài kịch dưới trăng lạnh lẽo mà hồi tưởng thủ đô Paris ánh sáng hoặc Luân Đôn huy hoàng của thực dân, đế quốc. Xem đoạn này, chợt nhớ đến " Về R" của Kim Nhật, tác giả cho biết trong mật khu , các kho chất đầy hàng ngoại cao cấp, nào thuốc tây, rượu Mỹ, bào ngư Trung Quốc.. Thế ra các đồng chí của ông đã tam cùng với ông. Ai bảo Cộng sản là nghèo? Cộng sản là khổ? Hy sinh, nghèo khổ, và gian khổ là bọn tép riu, còn lãnh tụ, hy sinh gian khổ đã được đền bù xứng đáng! 
 Nguyễn Đăng Mạnh viết:

Ông Hồ cũng thích hút thuốc lá. Và chỉ quen hút thuốc lá ngoại, thuốc lá Mỹ. Ông đã bị chi bộ phê bình và bắt hút thuốc nội. Sau thấy ông ho quá, lại cho hút thuốc ngoại như cũ. Anh Hoàng Tuệ kể với tôi chuyện này: hồi kháng chiến chống Pháp, đi công tác ban đêm, tình cờ anh đi cùng với một đoàn người chở thuốc lá ngoại từ vùng tề ra cho cụ Hồ, có bộ đội đi kèm để bảo vệ. Hoạ sĩ Dương Bích Liên, hồi cùng ở với ông Hồ ở Việt Bắc, thấy ông thường hút thuốc lá ngoại, uống rượu Tây và uống sữa tươi (Người ta nuôi một con bò để lấy sữa cho ông).
Theo Trần Đăng Ninh (Tô Hoài kể lại), ông Hồ ở phủ chủ tịch, thỉnh thoảng lại đóng bộ complet, cravate, chống ba toong đi dạo một lúc trong khuôn viên cho đỡ nhớ - hẳn là nhớ sinh hoạt hồi ở Paris.
(Nguyễn Đăng Mạnh, HCM, XLV)



 HCM nghiện thuốc lá, cà phê hay bơ sữa không phải là điều quan trọng nhưng ông làm bộ khắt khổ, biểu diễn hút thuốc lá nội trước mắt quần chúng, bắt cán bộ nuôi bò sữa cho ông mà luôn miệng chửi bơ sữa thì đó là hành vi dối trá. Lời nói không đôi với việc làm. Nhất sự suy vạn sự, quần chúng biết tỏng ông là vua xạo!

Các văn sĩ ca tụng "bác " đã đành, các nhạc sĩ không không khác, cũng phải " đi với Bụt mặc áo cà sa", " ăn theo thuở, ở theo thời" thôi.  Người ta đã kể rất cảm động, về nhạc sĩ Thuận Yến :" Với lòng tôn vinh, thành kính, Thuận Yến viết về Bác được người nghe tán thưởng nhiệt liệt. Ví như các ca khúc: “Bác Hồ - một tình yêu bao la”, “Người về thăm quê”... mang âm hưởng dân ca ngọt ngào, tinh tế, thể hiện tình cảm sâu lắng, thiết tha; gây cảm xúc mạnh, khơi dậy nỗi niềm ngay từ phút ban đầu ". Chính nhạc sĩ Thuận Yến tâm sự: “Năm 1967, đoàn văn công Trị Thiên ra Bắc, được gặp Bác. Mỗi lần diễn xong, Bác cho 2 cái kẹo, rồi nhận xét. Sau đó Bác hỏi: “Các cháu ra có mạnh khỏe không ? (Nguyễn Văn Thanh.HCM,XCV) 
Nhạc sĩ không nói rõ một người được một cái kẹo hay cả phái đoàn một cái kẹo. Mỗi người một cái kẹo cũng đã là bần tiện rồi lẽ nào cả phái đoàn một cái kẹo. Dân ta nghèo khổ, cũng chưa đến nỗi keo kiệt như vậy! Không biết "bác" biểu diễn tính đạm bạc, tiết kiệm , hay đó là bản chất " cá gỗ" còn nằm sâu trong " bác"?

Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi là hôm biểu diễn lần cuối cùng cho Bác xem ở Phủ Chủ tịch năm 1967. Kết thúc buổi biểu diễn, Bác gặp riêng các diễn viên. Bác cho kẹo và hỏi từng người;
- Cháu xin Bác bao nhiêu?

Ai cũng nhanh nhẩu xin Bác cho nhiều nhiều. Đến lượt tôi, Bác hỏi:

- Thế cháu xin Bác bao nhiêu?

Tôi thật thà đáp:

- Thưa Bác, cháu chỉ  xin một viên thôi ạ.

Bác cười to và nói:

- À, cháu này ngoan lắm!

Nhưng rồi gương mặt Bác thoáng buồn. Bác nói với tôi, với mọi người xung quanh mà như nói với chính mình, với những người đang ở xa:

- Còn hàng triệu cháu như các cháu, giờ này chưa có được một viên kẹo nào đâu..(Vân Sâm,HCM,XCV) 
Trong trường hợp này,  " bác " cho mỗi trẻ một cái kẹo, để biểu diễn lòng " bác" thương bao trẻ nghèo khổ!

Truyện kể rằng mỗi năm khi gần Tết, mặc dầu bận trăm công ngàn việc, Bác vẫn điện thoại hỏi đồng chí Trần Duy Hưng, bấy giờ là chủ tịch thành phố Hà nội, xem có lo đủ lá dong để gói bánh chưng cho dân chưa? Chúng ta không hiểu thành phố Hà Nội thời bao cấp có mua lá dong về cho dân chúng hay tự dân chúng mua bán với nhau và người ta bày chuyện ra để chứng tỏ " bác" và đảng luôn chú ý đến đời sống nhân dân? Thế " bác " có nghĩ rằng trong các HTX nông dân có đủ cơm ăn, áo mặc không, và " bác" có nghe dân cười cợt rằng:

-Lương chồng, lương vợ, lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
Lương tâm đem chặt ra hầm
Với rau muống luộc khen thầm là ngon.

-Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh
Ba anh có biết dân tình cho không ?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân.
 
-Thằng làm thì đói,
Thằng nói thi no,
Thằng bò thì sướng'!
-Mỗi năm ba thước vải thô,
Lấy gì che kín " cụ Hồ " hỡi em?
-Quanh năm hợp tác ,hợp te,
Không có miếng vải mà che cái l..."

Bác sống giản dị mà bác ở nhà sàn ư? Bọn văn công ton hót rằng nằm khiêm tốn dưới những tán cây xanh trong khu vườn phủ chủ tịch là ngôi nhà sàn Bác Hồ, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc trong 11 năm cuối cùng. Ngôi nhà là biểu tượng của phong cách và lối sống giản dị của một vị lãnh tụ hết lòng vì nhân dân. 
HCM không ở trong phủ Chủ tịch là dinh Toàn quyền Đông Dương ngày xưa, tức là ông thích sống đặc biệt mà bắt thủ hạ phải làm một ngôi nhà sàn. Nghe nói nhà sàn, người ta tưởng đến những ngôi nhà sàn của đồng bào thượng du. Trên người ở, dưới nuôi gà vịt. Nhà có cầu thang nhưng ban đêm thì rút thang lên. HCM thích nhà sàn vì thích sống núi rừng miền Bắc cũng như ông thích các cô sơn nữ Thái, Tày, Nùng...Nhưng ba bảy nhà sàn. Cái nhà sàn của HCM là một xa xỉ phẩm, phải là "đại đại gia" mới có một kiến trúc độc đáo như thế. Gỗ làm nhà là gỗ quý, bên trong có đủ mọi thứ cần dùng cho cuộc sống văn minh hiện đại.
Ta hãy đọc Trần Nhu, một nhân chứng rất có giá trị lịch sử:

Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch có một ngôi nhà sàn mới của ông vua vô sản.
Nghe chữ “nhà sàn”, người ta thường liên tưởng đến những ngôi nhà sàn của các dân tộc thiểu số ở miền núi, làm bằng gỗ, cách mặt đất khoảng trên 1m, phía dưới dùng để cất giữ dụng cụ hay nhốt gia súc. Những ngôi nhà sàn này rất đơn sơ, mộc mạc, giản dị. Ấn tượng giản dị khiến người ta lầm tưởng rằng ngôi nhà sàn của Hồ Chí Minh có lẽ cũng thế.
Thật là một sự giản dị “mẫu mực” tuyệt đẹp, rất đáng triển lãm để dân chúng ngưỡng mộ. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Những du khách đã từng viếng thăm ngôi nhà sàn của Hồ Chí Minh, sẽ có cảm nghĩ khác hẳn... Và tôi cũng muốn mời các bạn đọc cùng tôi làm một cuộc du ngoạn. Từ phòng lớn khánh tiết dinh Chủ tịch, theo hành lang ra phía sân sau. Có một con đường đẹp rải sỏi trắng phau, hai bên trồng xoài, dẫn tới một ngôi nhà sàn, giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà. Cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau mang phong vị dân giã. Hai cây dừa giống quí mua từ Thái Lan đem về trồng tỏa bóng mát xanh rờn. Cảnh những khóm nhài, tầm xuân từ mảnh vườn trước cửa thoang thoảng hương thơm. Sau nhà sàn là vườn quả. Cây vú sữa đem từ miền Nam ra cành lá sum xuê đứng giữa những hàng cam Hải Hưng trĩu quả vàng tươi và hàng trăm loại cây quí thuộc trên bốn mươi họ thực vật do các Bộ Nông Nghiệp, Bộ Lâm Nghiệp và các địa phương trong nước đưa về trồng. Có nhiều cây đặc sản nổi tiếng như Bưởi Phúc Trạch, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mê Linh; Cam Xuân Mai, Vân Du, Xã Ðoài, Sông Con; Quít Hương Cầm, Lý Nhân; Táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ, Sông Mai, Ðông Mỹ; Hồng Tiên Ðiều chiết từ cây hồng của quê hương thi hào Nguyễn Du...
Ngoài ra còn có cả những loại cây hiếm quí mua từ nước ngoài như 11 cây ngâu hoa, trồng cạnh nhà sàn, 5 cây bụt mọc quanh ao, 36 loài cau khác nhau, cây tre bụng Phật v.v...
Tầng dưới nhà sàn được lát bằng loại gỗ quí đánh bóng sáng như gương, trong phòng lớn 12 chiếc ghế tựa xếp quanh chiếc bàn rộng, góc nhà có 4 máy điện thoại đặt trên bàn nhỏ. Cạnh đó còn úp chiếc mũ sắt bộ đội thời kỳ Mỹ bắn phá miền Bắc, dưới lòng đất có một hầm xây kiên cố (cũng tại phòng này năm 1958, Hồ Chí Minh triệu các ủy viên Bộ Chính trị đến họp để quyết định dâng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng, thời kỳ này họ Hồ kiêm luôn 3 chức vụ quan trọng: Chủ tịch Ðảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nhà nước. Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí Thư sau Cải Cách Ruộng Ðất đến ngày 10/9/1960 đại hội Ðảng Lao Động Việt Nam (tức Ðảng CS) mới bầu Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư Thứ Nhất).
Trở lại câu chuyện nhà sàn, từ tầng dưới có cầu thang lên gác có chiếc chuông nhỏ để báo cho Hồ Chí Minh biết có khách đến thăm, tầng trên lầu có hai phòng chính làm bằng gỗ trắc, ướp xạ hương, đánh bóng nhẵn như ngà. Nơi ông thường hành lạc với các cô gái miền núi, và các con cháu liệt sĩ Miền Nam tập kết ra Bắc. Chọn những cháu xinh đẹp vào múa hát. Thật là vinh dự cho các linh hồn tử sĩ !...
Từ nhà sàn nhìn ra ao cá, nghe tiếng vỗ tay là cá kéo lên đớp mồi, xôn xao cả một góc ao. Hàng mấy chục loài hoa phong lan đẹp, như quế lan hương, phi diệp, da báo, tai trâu, vây rồng được ghép lên những cây bàng nở hoa quanh năm bên bờ ao.
Nhà sàn, nơi hành lạc của ông vua vô sản là một sáng kiến lạ lùng, không giống ai nhưng nếu được kinh doanh trong thời kỳ kinh tế đổi mới thì lợi nhuận rất cao, nên làm thí điểm ở Hà Nội và Sài Gòn.
Về chuyện làm nhà sàn cũng có nguyên nhân sâu xa tiềm ẩn. Ðó là những kỷ niệm hành lạc của Hồ Chí Minh với các cô gái miền núi. Hồi ấy Trần Ðăng Ninh, một công thần trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở vùng rừng núi Bắc Bộ, đã có công săn tìm được nhiều cô gái Thái xinh đẹp mê hồn bên dòng suối Nạn Cỏ, hay bên con thác Cà Nàng ở Quỳnh Nhai (Sơn La) để cho Hồ Chí Minh hành lạc ở nhà sàn. Ðến khi về tiếp quản Hà Nội, ông có sáng kiến làm ngôi nhà sàn và ra lệnh cho các cận thần tìm gái miền núi để ông hành lạc cho đúng hương vị. (Trần Nhu, HCM, XCII)

Lúc sống ông khoác mặt nạ khắc khổ, giản đơn nhưng khi ông chết, cuộc sống âm ty của ông là một đại xa xỉ phẩm, mà trong hai cõi âm dương it vua chúa sánh kịp. Đó không phải lỗi của ông vì trong di chúc ông dặn phải hỏa thiêu xác ông và đem tro tàn rải trên biển Đông nhưng bọn thủ hạ của ông trái lời. Sự thật, bọn Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đã hiểu " mật chỉ" của ông. Bởi vì ông đã xây dựng lên một xã hội gian giảo, xảo trá, và những con người cộng sản sống trên xương máu đồng bào. Chủ nghĩa Marx là một sự lường gạt, nay trở thành một tôn giáo với tệ nạn sùng bái cá nhân thì việc lập lăng mộ, cúng tế ông là lẽ đương nhiên mặc dầu các ông luôn to miệng chống phong kiến quan liêu, chống mê tín dị đoan, phá chùa chiền, cấm lễ bái.Hơn nữa, Lenin, Stalin có mộ thì lãnh tụ của họ cũng phải có lăng mộ để nâng cao uy thế lãnh tụ và đảng, mặc dầu chí phí cho bảo tồn xác ướp đòi hỏi một ngân sách cao nhưng đối với " giai cấp mới" thì chỉ là chuyện nhỏ!

 Việc HCM xưng bác nhiều người cho là bác bình dân, nhưng bác sâu xa lắm, bác không khiêm cung đâu mặc dầu thân phụ bác dạy bác khiêm cung. Theo Lữ Phương, trong tiếng Việt, chữ bác chỉ vai người anh của cha, dùng để xưng với các cháu thiếu nhi thì thích hợp. Nhưng sau này, nó lại trở thành phổ biến để mọi người gọi theo. Theo nhiều người gần gũi ông cho biết thì điều đó cũng do ông chỉ đạo: ai mới gặp ông mà gọi ông bằng là anh hoặc đồng chí thì bị ông chỉnh lại ngay (tôi nghe nói trong những ngươi bị ông chỉnh có Trần Văn Giàu và nhà văn Nguyễn Huy Tưởng).(Lữ Phương, HCM, XCIX)
Trong xã hội cộng sản, già trẻ, lớn bé gọi nhau bằng anh, riêng ông thì ngay cả Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp...đều phải gọi ông bằng bác. Ai bảo bác bình dân và khiêm tốn?

 Ông cho ông là anh hùng và gọi Trần Hưng Đạo là bác, ông coi ông ngang hàng với Trần Hưng Đạo. Ông cũng cho việc ông bán nước cho Tàu ngang hàng với việc vua Hùng dựng nước. Ông gọi các vua đời trước, các lãnh đạo quốc gia, các dân tộc bằng "thằng". Ngoài việc hỗn xược với tiền nhân ông Hồ còn “Cộng sản hóa” cả tôn giáo, coi đức Phật, chúa Jésus là đảng viên Cộng sản. Nhân kỷ niệm 118 năm ngày của ông Hồ (năm 2008), Nhà xuất bản Thanh Niên cho xuất bản cuốn sách "Hồ Chí Minh- Cứu Tinh Dân Tộc Việt". Cuốn sách trong trang 253-254 trích cuộc nói chuyện của ông Hồ với giáo dân ở Vạn Phúc - Hà Đông có câu nói của ông ta với bà con giáo dân: “Nếu chúa còn sống đến bây giờ thì chúa cũng làm cộng sản.

Trong sách của Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, khoa Tâm Lý Học, trang 46 đoạn nói về Đức Phật, lời Hồ Chí Minh như sau: “Có đức mà không có tài như ông Bụt (Phật), thì không có hại gì cho xã hội, nhưng cũng chẳng có ích lợi gì cho xã hội”.

HCM không những hỗn láo mà còn thực hành chính sách diệt tôn giáo. Cộng sản Việt Nam đã phá chùa chiền, nhà thờ, nay thì cướp đất nhà chùa, nhà thờ.Trong khoảng 1954, HCM đã thực hiện việc tàn sát nhân dân . Khẩu hiệu của HCM là
: “Tiêu diệt năm thành phần xã hội: trí, phú, địa hào và tôn giáo lưu manh”.Cái tính hỗn láo và kiêu căng của ông đã truyền cho các đệ tử trong chính trị và ngôn ngữ hàng ngày:
"Thằng trời đứng lại một bên,
Để cho thủy lợi tiến lên thay trời"!
"Mất mùa là tại thằng trời,
Được mùa là bởi thiên tài đảng ta"!

Đừng bảo chỉ có sân khấu mới chú trọng y phục và trang điểm mặt mày. . Tôn Trung Sơn đã tạo cho ông sắc thái đặc biệt của bộ y phục  mà nay người ta gọi là "y phục Tôn Trung Sơn" mà sau này Nguyễn Cao Kỳ cũng bắt chước. Bộ y phục này là kết hợp áo ngắn Trung Quốc cổ truyền với áo vest Tây Phương.  Bà Ngô Đình Nhu đã thành công với chiếc áo dài cổ hở. HCM quả thật giỏi nghề tuyên truyền, nghề quảng cáo. Ông tự viết bài quảng cáo ông. Ông đã tạo cho ông một bề ngoài " khiêm tốn giản dị" với bộ áo quần kaki cũ và đôi dép râu. Nhưng than ôi, nằm trong quan tài kính đáng giá hàng triệu Mỹ kim mà ông mang quần kaki vá và đôi dép râu thì  thật là buồn cười, thật là mai mỉa! Dù thời ông sống, toàn thể bộ đội, cán bộ theo ông mặc kaki, đi dép râu nhưng nay không ai đội nón cối, đi dép râu nữa "bác ơi". Vô tình mà có lẽ tận trong vô tình người ta đã chán " bác", chán cái trò giả dối của bác ngay cả đảng viên trung kiên của " bác"! Tượng của Marx, Lenin, Stalin đã bị quần chúng phẫn nộ kéo sập, bao giờ thì đến cái thây thối nát của" bác" bị quăng ra ngoài đường?


__

 (1). Nguyễn Văn Trấn, Viết Cho Mẹ và Quốc Hội, Nxb. Văn Nghệ, California, tái bản năm 1996, tr. 150-152.
 (2). Oliver Todd, - Huyền Thoại Hồ Chí Minh, Nam Á, Paris 1990. tr. 277.
 Đậm đà dấu ấn quê hương. http://tennguoidepnhat.net/2011/12/28/d%E1%BA%ADm-da-d%E1%BA%A5u-%E1%BA%A5n-que-h%C6%B0%C6%A1ng/  
(3).  Hứa Hoành, sđd. tr. 224.

 I don’t care what becomes of Russia. To hell with it. All this is only the road to a World Revolution. http://quotes.liberty-tree.ca/quotes_by/vladimir+ilyich+lenin
(3).Ho and the French together massacred hundreds of leaders and thousands of rank-and-file members of various nationalist groups. The French gave the Viet Minh military equipment, troops and even artillery support to carry this out. In July 1946, Ho's forces stormed the headquarters of all the remaining nationalist groups while French armored personnel carriers cordoned off surrounding areas. Most of the few remaining opposition leaders were arrested and later killed. (No More Vietnam, Richard Nixon, page 34, 35)
On December 19, 1946, the War of Resistance against the French forces burst out. The French seized control of several cities. Ho Chi Minh and the resistance forces had to withdraw from those key cities and conducted the guerrilla warfare against the French Expeditionary Army.
If Mao Tse Tung had not taken over China in 1949, Ho Chi Minh would have been responsible for turning Vietnam over to France. Since 1949, communist China armed and trained Viet Minh. This led to the Viet Minh victory at the China-Vietnam Border Battle. Later, it was the Chinese artillery that helped Viet Minh to defeat the French at Dien Bien Phu.
Moreover, it should be noted that a large number of non-communist young men and intellects contributed an important part in the victory over the French. Many were eliminated in the bloody Land Reform in 1953-1956 only because they were sons of the so-called "wicked landlords." 

The fact that Ho Chi Minh ruled North Vietnam as well as Bao Dai and Ngo Dinh Diem controlled South Vietnam did not mean that these rulers contributed much to the independence of Vietnam. Among them, Ho Chi Minh was even a betrayal who invited and worked with the enemy to kill his opponents.


(6). He makes a dozen appeals to US President Roosevelt, Secretary of State Cordell Hull, and the Senate Foreign Affairs Committee for help, insisting he is not a communist and suggesting that Indochina could be a “fertile field for American capital and enterprise.” He even mentions the possibility of allowing a US base in Camranh Bay. Likewise, US diplomats in Vietnam in their communications to Washington note that he has no direct ties to the Soviet Union and that he is a “symbol of nationalism and the struggle for freedom to the overwhelming majority of the population.

  Profile: Archimedes L. A. Patti.

http://www.historycommons.org/entity.jsp?entity=archimedes_l._a._patti

(7). Diễn Đàn Phụ Nữ, tháng 9-1992 – Bài phỏng vấn của ký giả Phan Thế Trường.

HCM va Tito VN ? - Minh Vo. HỒ CHÍ MINH - Nhận Định Tổng Hợp

http://suutamlichsu.blogspot.ca/2007/03/hcm-va-tito-vn-minh-vo.html

(8). Lời mở đầu của bản tuyên bố ngày 2-9-1945:
"Hỡi đồng bào cả nước,
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
        "Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được tự do sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc."
        "Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ.  Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
        "Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
        "Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi."
        "Ðó là những lẽ không ai chối cãi được..." (Trần Dân Tiên, sđd. tr. 112.)
62.   Stanley Karnow, sđd.  tr. 138.

.

 



No comments:

Post a Comment